Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường thường hay quên, không nhớ loại thuốc đang dùng là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn, việc uống thuốc lộn xộn không những không đạt hiệu quả điều trị mà còn gây tăng hoặc hạ đường huyết bất thường, dẫn đến hôn mê sâu…

Điều trị bệnh tiểu đường cần phối hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể chất thường xuyên với tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Các nhóm thuốc uống trong điều trị tiểu đường tuýp 2 có những hướng dẫn liên quan đến bữa ăn khác nhau, chỉ rõ loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn. Bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với từng loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 sẽ có những chỉ định khác nhau về việc uống trước hay sau bữa ăn.

1. Nhóm Sulfonylurea

Gồm có Acetohexamide (Dymelor), Glimepiride (Amaryl), Chlorpropamide (Diabinese), Gliclazide (Diamicron), Glyburide (Diabeta, Glynase, PresTab, Micronase), (Diamicron) Glipizide (Glucotrol và Glucotrol XL), Tolbutamide (Orinase), Micronase) Tolazamide (Tolinase).

Tác dụng:

Các bệnh nhân dễ dàng tương thích với sulfonylurea, thuốc giúp kích thích tụy tạng tiết thêm insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Tuy nhiên, theo con số thống kê báo cáo trên toàn thế giới, có từ 15 – 20 % bệnh nhân dù điều trị với liều cao sulfonylurea cũng vẫn bị thất bại.

Phản ứng phụ:

Có thể làm mức glucose huyết hạ xuống quá thấp, nhất là trong bốn tháng đầu trị liệu và chức năng của gan, thận có thể bị suy yếu.

Người bệnh sẽ giảm tác dụng phụ của sulfonylurea bằng việc điều chỉnh liều lượng hoặc đồng thời dùng các thuốc gây tăng đường huyết như thuốc chẹn beta, steroid, lợi tiểu. Điều này cũng gây ra những phản ứng phụ:

– Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đầy bụng, ăn mất ngon, ói mửa

– Tăng cân

– Nổi mẩn, mề đay, ngứa

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, người có bệnh thận, bệnh gan không nên sử dụng thuốc tiểu đường thuộc nhóm này.

Nhóm Sulfonylurea là thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

– Thuốc uống trước bữa ăn 15 -30 phút.

– Trong đó Diamicron MR (loại phóng thích kéo dài) chỉ được uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng. Dù uống với liều lượng thế nào, 1 hay 2,3 viên thì cũng phải uống 1 lần trước khi ăn sáng, không chia làm nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

– Một số loại thuốc được bào chế dưới phóng thích kéo dài (viên nén), có tác dụng trong thời gian cả ngày nên không được nhai, phải uống thuốc nguyên viên.

– Khi uống kèm thêm những loại thuốc khác phải hỏi ý kiến bác sĩ.

– Người bệnh khi uống loại thuốc này nên bảo vệ da khi ra nắng, sulfonylurea có thể làm một số bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

>> Xem thêm video 3 phút học về tiểu đường: “Thuốc Sunfonylurea (SU)”

2. Nhóm Biguanide

Thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, là thuốc viên điều trị tiểu đường không chứa insulin. Gồm loại metformin (Glucophage, Glucophage XR)

Tác dụng:

– Biguanide Metformin ngăn chặn gan sản xuất và phóng thích glucose nên cơ thể cần ít insulin hơn để chuyển đường trong máu tới tế bào, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

– Không làm tăng cân như các loại thuốc trị tiểu đường khác.

Phản ứng phụ:

Trong mồm có vị tanh kim loại, không muốn ăn, người bệnh bị buồn nôn, ói mửa, bị tiêu chảy. Các phản ứng này sẽ mất dần theo thời gian và ít xảy ra nếu uống thuốc này trong bữa ăn hoặc hạ thấp liều.

Biguanides gây ra tình trạng tăng nhiễm acid lactic trong máu, hại tới hệ tim mạch, chức năng thận, gan.

Chống chỉ định:

Những người có các bệnh về hệ tim mạch, thận, gan, đang dùng chất cản quang để chụp x quang không nên dùng biguanide.

Thuốc này uống trước hay sau bữa ăn?

Để tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa, nên uống thuốc này ngay sau khi ăn.

Liều lượng:

– Người tiểu đường tuýp 2: liều khởi đầu nên là 500mg mỗi ngày.

– Nếu chưa kiểm soát đường huyết tốt, có thể dùng với liều lượng lớn hơn, tăng liều dần đến tối đa 5 viên 500mg hoặc 3 viên 850mg mỗi ngày, chia làm 2 đến 3 lần trong ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về tiểu đường: “Thuốc Biguanide”

3. Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase

Gồm có: Acarbose (Glucobay, Precose) và Glyset (Miglitol).

Tác dụng:

Nhóm thuốc này giúp ức chế sự phân hóa carbohydrate thành glucose trong ruột, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, nên lượng đường máu sẽ không tăng nhanh sau khi ăn. Nhóm thuốc ức chế men Alpha- glucosidase thường được dùng để giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Phản ứng phụ:

Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Sử dụng với liều cao làm hại gan. Có thể giảm tác dụng phụ này bằng cách bắt đầu uống với liều thấp.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định với bệnh nhân có bệnh đường ruột.

Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

Uống loại thuốc này vào đầu bữa ăn. Liều lượng do bác sĩ điều chỉnh, hiệu quả và dung nạp thay đổi với từng bệnh nhân. Có thể nuốt cả viên cùng với nước ngay trước khi ăn hoặc nhai cùng với miếng ăn đầu tiên.

Mục tiêu điều trị:

– Giảm glucose máu sau ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thường hoặc gần bình thường với liều acarbose thấp nhất, có thể dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc điều trị tiểu đường sulfonylurea.

– Điều chỉnh liều lượng để glucose sau một giờ ăn đáp ứng điều trị, uống liều tối thiểu đối với acarbose. Sau đó, theo dõi chỉ số HbA1c 3 tháng một lần để đánh giá kiểm soát lượng đường trong máu dài hạn.

Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?
Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase uống trước hay sau bữa ăn?

4. Nhóm Thiazolidine

Gồm loại: Pioglitazone (Actos), Rosiglitazone (Avandia).

Tác dụng:

Kích thích cơ bắp sử dụng insulin tốt hơn và giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dự trữ gan. Tăng sự nhạy cảm của insulin với các mô.

Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone nữa vì có nguy hiểm tới tim mạch. Còn Pioglitazone cũng phải cân nhắc.

Phản ứng phụ:

Tăng cân, viêm đường hô hấp, nhức đầu, viêm xoang trên, đau cổ, cơ, chóng mặt, sưng phù nề toàn thân, tổn thương gan.

Vì vậy FDA (Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ) khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gan khi dùng nhóm thuốc này. Người bệnh trong nên kiểm tra chức năng gan ở 2 tháng đầu cho những ai dùng thuốc nhóm này và sau đó thì thử định kỳ.

Khi tổn thương gan do dùng thuốc sẽ có triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, bị vàng da và vàng mắt.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định với người đang có bệnh gan, suy tim, đang mang thai.

Thuốc nhóm Thiazolidine uống khi nào?

Là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn đều được, không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng:

– Rosiglitazone (Avandia) khởi đầu 4mg/ngày. Sau 12 tuần uống thì cần tăng liều đến 8 mg/ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần trên ngày, mỗi ngày 4 mg. Người suy thận thì không cần chỉnh liều.

– Bệnh nhân nên dùng Pioglitazone (Actos) liều khởi đầu 15 hoặc 30 mg/ngày. Tối đa sử dụng 45 mg/ngày. Có thể phối hợp với sulfonylurea, insulin, metformin với liều 15 – 30 mg/ngày. Uống 1 lần/ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Thuốc Thiazolidine”

5. Meglitinide Repaglinide (Prandin hay Novonorm, hay Repaglinide)

Meglitinide Repaglinide (nhóm thuốc glinides) là dạng duy nhất của nhóm này được dùng hiện nay.

Tác dụng:

Tác dụng giống nhóm Sulfonylurea, nhưng không làm hạ nhanh xuống quá thấp, một nhược điểm là không bền lâu.

Phản ứng phụ:

Gây hạ đường huyết: nhức đầu, muốn nôn. Gây viêm xoang, viêm phế quản, đau lưng, đau khớp. Tăng cân.

Là loại thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?

Repaglinide cần được uống ngay trước mỗi bữa ăn từ 15 – 30 phút.

Thuốc chỉ uống khi ăn, nếu không ăn không được uống thuốc, có thể uống 2, 3 hay 4 lần một ngày, tùy thuộc vào số lượng các bữa ăn.

6. Thuốc ức chế men DPP-4 (sitagliptin, vildagliptin)

Thuốc loại này là sitagliptin phosphate (Januvia).

Tác dụng:

Ngăn chặn enzyme dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4) phá vỡ các protein kích thích sự giải phóng insulin.

Phản ứng phụ: 

Gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy.

Uống thuốc khi nào?

Có thể uống Januvia khi đói hay sau ăn. Liều khuyến cáo Januvia là 100mg/lần/ngày.

Liều dùng:

– Đối với bệnh nhân suy thận nhẹ không cần điều chỉnh liều cho Januvia.

– Đối với bệnh nhân suy thận vừa phải liều Januvia là 50mg/lần/ngày.

– Đối với bệnh nhân suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải chạy thận nhân tạo hay chạy thẩm phân phúc mạc, liều lượng 25mg/lần/ngày.

>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Thuốc ức chế DPP – 4”

Việc thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn phụ thuộc vào người bệnh đang điều trị với loại thuốc gì. Người bệnh không được uống thuốc “ngẫu hứng”, khi nhớ khi quên, cần phải uống đúng thời gian quy định và uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ mới đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết:Thuốc tiểu đường uống trước hay sau bữa ăn?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi...
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Columbia đã công bố một nghiên cứu...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Gần đây “bệnh tiểu đường thai kỳ” ở phụ nữ mang thai ngày càng...
Quả tốt cho người tiểu đường
Do trong hoa quả chứa nhiều đường nên có lẽ nhiều người nghĩ rằng...
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Quả tốt cho người tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường