Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn lượng calo hàng ngày được tính toán dựa trên trọng lượng tiêu chuẩn (BMI = 22) và mức độ thực hiện hoạt động thể chất. Mặt khác, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, khối lượng cơ bị giảm kèm với suy giảm chức năng của khối cơ ngày càng tăng lên cùng với đó, tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không phải chỉ là đặt ra những giới hạn trong ăn uống, mà còn cần ăn uống đủ chất để chống thiểu cơ ở người cao tuổi.
Do đó, các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu J-EDIT theo dõi khoảng 1.163 bệnh nhân tiểu đường cao tuổi trong khoảng 6 năm nhằm xác định mối liên quan giữa lượng hấp thụ calo và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi.
Nghiên cứu J-EDIT là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng quy mô lớn nghiên cứu bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người cao tuổi tại Nhật Bản. Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng ngày càng cao.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng dễ bị suy giảm chức năng của cơ thể như suy giảm các hoạt động hàng ngày (ADL), dễ bị ngã, mất trí nhớ và trầm cảm. Do đó, nghiên cứu J-EDIT vẫn đang được thực hiện để tìm ra các chiến lược để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường và rối loạn chức năng ở người cao tuổi.
Danh mục nội dung
1. Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cần ăn uống đủ, không bị thừa hoặc thiếu
Vì lượng calo hấp thụ chịu ảnh hưởng bởi thể trạng của từng người, nên các chuyên gia đã chia lượng thành 4 nhóm từ bé đến lớn và tính toán nguy cơ tử vong của mỗi nhóm.
Kết quả cho thấy, mối quan hệ giữa lượng calo và nguy cơ tử vong có dạng hình chữ U. Khi hấp thụ quá nhiều hay quá ít calo, nguy cơ tử vong đều tăng cao. Cụ thể, ở những người mắc bệnh béo phì, nếu không hấp thụ đủ lượng calo, nguy cơ tử vong cũng sẽ tăng cao.
Từ đó, có thể thấy việc tính toán mức calo dựa trên trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn tương ứng với chỉ số khối cơ thể (BMI) là 22, có thể khiến người cao tuổi bị thiếu hụt năng lượng. Vì vậy nên đưa ra mức cân nặng tiêu chuẩn sau khi đã xem xét yếu tố tuổi tác của bệnh nhân và mức calo hấp thụ cần được thiết lập sao cho vừa đủ mà không bị thừa hoặc thiếu.
2. Thiếu calo làm tăng nguy cơ bị suy nhược và suy dinh dưỡng
Theo Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản 2019, cân nặng lý tưởng (kg) cho một người 75 tuổi trở lên là: [Chiều cao (m)] ² × 22-25 và được đánh giá dựa trên cân nặng hiện tại và xem xét các yếu tố khác như thiểu cơ, mức độ suy giảm ADL (cơ bản), biến chứng, cấu tạo cơ thể, sự giảm xuống của chiều cao, tình trạng ăn uống và tình trạng trao đổi chất của cơ thể.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ số BMI có nguy cơ tử vong thấp nhất thay đổi theo tuổi tác trong một phạm vi nhất định. Một số báo cáo trước đây cho biết, chỉ số BMI có nguy cơ tử vong thấp nhất đối với người Nhật là trong khoảng 20 – 25. Cân nặng lý tưởng cũng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của từng cá nhân, tình trạng bệnh,… Điều này cho thấy cần cá nhân hóa khi đặt ra mức cân nặng mục tiêu.
Điều quan trọng không chỉ là đặt ra những hạn chế trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường, cần đưa ra mức năng lượng hấp thụ không quá ít hay quá nhiều. Bởi vì ở người cao tuổi, thiếu năng lượng dễ dẫn đến thiểu cơ và thiếu dưỡng chất, từ đó có thể gây tử vong.
Trên thực tế, rất khó để năm bắt được lượng hấp thụ calo của bản thân, do đó cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng gia đình.
Bạn đang xem bài viết: “Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)