Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Danh mục nội dung
Chỉ số HbA1c
HbA1c là giá trị thí nghiệm lâm sàng phản ánh giá trị trung bình của lượng đường trong máu trong 1-2 tháng. Trong giá trị mục tiêu mới, giá trị mục tiêu kiểm soát đường huyết với 5 mức từ trước đến nay được tổng hợp thành ba mức của giá trị HbA1c là “6,0%”, “7,0%” và “8,0%”. Ngoài ra, mục tiêu điều trị được thiết lập cho từng bệnh nhân khi xem xét về độ tuổi, thời gian mắc bệnh, tình trạng rối loạn các cơ quan, nguy cơ hạ đường huyết, chế độ hỗ trợ chăm sóc,…
Đối với HbA1c <7,0% được quy định là “giá trị mục tiêu để phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường” mới, chỉ số đường huyết tiêu chuẩn tương ứng cụ thể là: chỉ số đường huyết lúc đói <130 mg/dL, chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn <180 mg/dL.
Theo đó, HbA1c <6.0% được đặt là “mục tiêu điều trị khi có thể đạt được mà không có tác dụng phụ như hạ đường huyết” và HbA1c <8.0% được đặt là “mục tiêu điều trị khi khó tăng cường điều trị do hạ đường huyết,…”.

Mục tiêu kiểm soát đường huyết (Từ 1/6/2013)
Mục tiêu kiểm soát (Chú thích 4) | |||
Mục tiêu | Mục tiêu khi nhắm tới bình thường hóa đường huyết (Chú thích 1) | Mục tiêu để phòng ngừa biến chứng (Chú thích 2) | Mục tiêu khi khó tăng cường điều trị (Chú thích 3) |
HbA1c (%) | < 6.0 | < 7.0 | <8.0 |
Chú thích 2: Giá trị mục tiêu HbA1c <7% từ quan điểm phòng ngừa biến chứng. Chỉ số đường huyết tiêu chuẩn tương ứng cụ thể là: chỉ số đường huyết lúc đói <130 mg/dL, chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn <180 mg/dL.
Chú thích 3: Mục tiêu của trường hợp khó tăng cường điều trị do tác dụng phụ như hạ đường huyết và các lý do khác.
Chú thích 4: Chỉ số mục tiêu dành cho những người trưởng thành, ngoại trừ trường hợp phụ nữ mang thai.
Eiichi Araki, giáo sư khoa nội tiết chuyển hóa tại trường Đại học Kumamoto nói rằng: “Nghiên cứu Kumamoto” dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 của Nhật Bản được thực hiện tại tỉnh Kumamoto từ năm 1987~1998 đã chỉ ra rằng nếu HbA1c < 6,9%, khả năng xảy ra biến chứng vi mạch ít hơn.
Trong sửa đổi mục tiêu kiểm soát đường huyết lần này, điều chỉnh những phân loại, đánh giá phức tạp trước đây với tiêu chuẩn hóa quốc tế của HbA1c và có mục tiêu là “đơn giản hóa những giá trị để bệnh nhân và nhân viên y tế đều có thể dễ dàng hiểu và áp dụng”. Bằng cách tổng hợp thành ba giá trị mục tiêu, các giá trị đưa ra “nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế” và “sẽ là một hy vọng mới cho bệnh nhân và nhân viên y tế cùng nhau nỗ lực trong điều trị”.
Giáo sư Araki giải thích rằng: “Nếu bệnh nhân bỏ mặc bệnh tiểu đường tiến triển, có thể xuất hiện các biến chứng vi mạch như mắt, thận, và thần kinh, ngoài ra tình trạng xơ cứng động mạch như nhồi máu não và nhồi máu cơ tim cũng sẽ tiến triển”. Giáo sư cũng nói rằng hiện nay, Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản đang nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Tuyên bố Kumamoto 2013 kêu gọi bệnh nhân nên duy trì chỉ số HbA1c <7% với nội dung “Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là duy trì chỉ số đường huyết tốt từ giai đoạn đầu bệnh để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc” . Thông qua khẩu hiệu “Keep your A1c below 7% vì bản thân bạn cũng như vì những người thân yêu của bạn”, mong muốn mọi bệnh nhân tiểu đường thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
Phân loại đánh giá mới được đưa vào “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường dựa trên căn cứ khoa học năm 2013” được ban hành cùng với việc tổ chức hội nghị này và cũng được quy định trong “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường 2012-2013”.

Đánh giá và phạm vi kiểm soát | |||||
Chỉ tiêu | Xuất sắc | Tốt | Đạt | Không đạt | |
Không đủ | Không tốt | ||||
HbA1c (giá trị JDS) (%) | < 5.8 | < 5.8 ~ 6.5 | < 6.5 ~ 7.0 | < 7.0 ~ 8.0 | ≥ 8.0 |
HbA1c (giá trị tiêu chuẩn quốc tế) (%) | < 6.2 | < 6.2 ~ 6.9 | < 6.9 ~ 7.4 | < 7.4 ~ 8.4 | ≥ 8.4 |
(Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 56 của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản)
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường bệnh nhân cần chú ý:
Bạn đang xem bài viết: “Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)