Người bị tiểu đường nên chú ý gì khi bị thương ở chân?
Ở những người bị tiểu đường, các biến chứng trong đó có biến chứng ở chân do bệnh thần kinh hay tổn thương, lở loét sẽ gây khó khăn cho việc lưu thông máu, lâu chữa lành, không giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị bệnh khớp làm thoái hóa dần dần khớp xương, dẫn đến mất xương và biến dạng.
Thông thường người bị tiểu đường ít khi nhận ra các biến chứng ở chân ngay lập tức. Xuất phát từ tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Một số bệnh thường gặp là: nấm da chân, nấm móng, các vết chai sạn, phỏng nước, ngón chân vẹo ngoài, loét da, ngón chân hình búa…Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến chứng ở chân là gì?
Danh mục nội dung
1. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng ở bàn chân người bị tiểu đường
Khi lượng đường trong máu cao không thể kiểm soát, những người bị tiểu đường dễ mắc bệnh thần kinh ngoại vi hoặc bị tê, mất cảm giác do tổn thương, đặc điểm quan trọng là họ ít khi cảm giác đau đớn như người không bị tổn thương thần kinh.
Máu lưu thông kém làm chậm quá trình chữa lành các vết thương, gây nguy cơ cao bị nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy khi phát hiện, ngay lập tức phải kiểm tra các vết chai sạn, lở loét, vết cắt… đây là một phần rất quan trọng của việc điều trị bệnh tiểu đường.
Theo báo cáo năm 2011 được đăng tải trên tờ báo Diabetic Medicine thông qua một cuộc khảo sát và nghiên cứu đã chỉ ra có đến 23 – 60% những người bị tiểu đường hiếm khi kiểm tra tình trạng của bản thân. Đó là lý do vì sao khi bắt đầu điều trị, bác sĩ thường ưu tiên kiểm tra bàn chân mỗi lần khám và kiểm tra xúc giác ở bàn chân một lần mỗi năm.
2. Lời khuyên dành cho người bị mắc bệnh tiểu đường bị thương ở chân
Khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng bị thương ở chân, người bị bệnh tiểu đường cần phải liên hệ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày cũng cần điều chỉnh các thói quen có hại, chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo an toàn tốt nhất. Bao gồm:
2.1. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Điều kiện hàng đầu để giúp bàn chân không bị tổn thương nặng nề nhất đó chính là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên rửa chân bằng xà bông và nước sạch, không dùng các loại khăn bẩn, các loại khăn dùng chung để lau chân. Đặc biệt không nên để móng dài, vì điều này cản trở việc giữ vệ sinh cho chân, cũng dễ tạo môi trường cho vi khuẩn xuất hiện.
2.2. Bổ sung các kiến thức cơ bản nhất về các bệnh ở chân
Về cơ bản biến chứng ở chân thường gặp đối với người bệnh tiểu đường, chưa kể bệnh còn có nhiều dạng khác nhau. Chính vì vậy hãy đọc các kiến thức về bệnh, các dấu hiệu có thể liên hệ đến bệnh. Trong số đó, chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét.
Đồng thời người bệnh cần kiểm tra chân hằng ngày, trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Các vết thương tại chân ở người mắc bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng chuyển biến xấu dẫn đến hoại tử.
2.3. Đeo giày kích cỡ phù hợp
Bàn chân chịu sự tác động của diện tích giày sẽ ngày càng tổn thương nặng hơn, dễ nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên chọn các loại giày dép phù hợp, tuyệt đối không để chân trần ngay cả khi ở nhà.
2.4. Thư giãn và nâng cao chân nếu chân bạn bị chấn thương
Việc làm này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn không làm đúng cách chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến bàn chân. Chân bị thương luôn cần ở trong tình trạng thư giãn, thoải mái, thường xuyên vận động nhẹ, nâng cao chân.
2.5. Không được hút thuốc
Thuốc lá chứa một lượng cacbon dioxit cao, loại chất này sẽ gây cản trở oxy và hồng cầu kết hợp với nhau. Bên cạnh đó còn là chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.
2.6. Tìm đến chuyên gia để chăm sóc móng chân và các mô sẹo.
Không ai có thể tự kiểm soát được mức độ bệnh của mình nếu không nhận được sự hướng dẫn cụ thể. Đối với vùng bàn chân, người bệnh cần có sự tư vấn để chăm sóc móng chân và các mô sẹo một cách cẩn thận nhất. Khi có vết loét, vết cắt, vết thương, đau nhức, sưng, đỏ, vùng da bị nóng hoặc dị tật… phải đi kiểm tra ngay lập tức.
Bạn đang xem bài viết: “Người bị tiểu đường nên chú ý gì khi bị thương ở chân?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
Nguồn: Tổng hợp