Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Danh mục nội dung
1. Tác hại của tia cực tím (tia tử ngoại)
Mặt trời phát ra ánh sáng có các bước sóng khác nhau. Trong số đó, các tia cực tím có phạm vi bước sóng từ 290nm~400nm tới mặt đất và các tia cực tím có phạm vi bước sóng từ 290nm~320nm được gọi là “UVB”, các tia cực tím có phạm vi bước sóng từ 320nm~400nm được gọi là “UVA”.
Bước sóng càng ngắn, tác động tia cực tím lên cơ thể càng mạnh, nhưng bước sóng càng dài thì càng dễ đi sâu vào da.
Các tia UVA đi sâu vào trong da, chạm đến lớp hạ bì và đây là nguyên nhân gây ra các nếp nhăn, nám da. Mặt khác, tia UVB gây cháy nắng trên lớp biểu bì và dẫn đến các vết nám.
UVB là tia cực tím có ảnh hưởng mạnh đến cơ thể. Trong trường hợp bị cháy nắng đỏ tấy khi đi tắm biển, phần lớn là do ảnh hưởng của tia UVB.
Hầu hết các tia UVB được hấp thụ bởi tầng ozon trong khí quyển và chỉ có một phần nhỏ được chạm tới mặt đất. Tuy nhiên, năm 1980 các phát hiện về tình trạng tầng ozon đang dần bị phá hủy được tiết lộ, độc tính gây ung thư da của các tia cực tím có hại trở thành mối quan tâm của mọi người.
Trước đây, hình ảnh làn da rám nắng từng là biểu tượng của sức khỏe, tuy nhiên đến nay, từ quan điểm thẩm mỹ về làn da, nhiều người bắt đầu tránh tia cực tím.
2. Tác động tích cực của tia cực tím
Mọi người cũng cần lưu ý rằng việc hấp thụ lượng tia cực tím nhất định là cần thiết để duy trì sức khỏe. Vitamin D được hình thành trong cơ thể do tiếp xúc với tia cực tím.
Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi từ thực phẩm, có chức năng giữ nồng độ canxi trong máu không đổi và giúp duy trì xương khớp khỏe mạnh. Vitamin D rất cần thiết để kiểm soát khối lượng xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng Vitamin D có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Theo khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mức tiêu chuẩn cho lượng vitamin D hấp thụ từ thực phẩm là khoảng 5.5 μg. Tuy nhiên, lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày được chỉ định ở mức 15 μg trở lên. Do đó 10 μg vitamin D còn thiếu cần được tạo ra trong cơ thể bằng cách hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Lượng tia cực tím hấp thụ sẽ biến động tùy theo mùa, địa điểm, thời gian và tùy thuộc vào loại da, tuy nhiên thời gian hấp thu ánh sáng của mặt trời cần thiết cho một ngày là 15~30 phút vào mùa hè. Nếu ánh sáng mặt trời không chỉ chiếu lên mặt và cả hai bàn tay, mà cả lên các bộ phận như cánh tay và bàn chân, vùng chiếu xạ sẽ được tăng gấp đôi và thời gian chiếu xạ hấp thu lượng vitamin D cần thiết sẽ giảm đi một nửa.
>> Bài viết hữu ích liên quan:
3. Tắm nắng đúng cách để tránh ảnh hưởng của tia cực tím
– Chú ý thời gian và thời điểm tiếp xúc với tia cực tím
Mọi người nên chú ý không tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể khiến da bị khô, gây ra nếp nhăn và vết nám, cũng như làm tổn thương DNA trên các tế bào.
Các tế bào vốn có chức năng tự khôi phục, tuy nhiên nếu chúng bị tổn thương lặp đi lặp lại, hiện tượng đột biến gen có xu hướng xảy ra. Đột biến gen liên quan đến sự phát triển của ung thư, tình trạng ung thư da sẽ xảy ra dễ dàng hơn.
Để bảo vệ chống lại tia cực tím, mọi người cần phải nhận thức được cường độ của tia cực tím. Tia UV thường mạnh hơn từ tháng 5 đến tháng 8. Ngoài ra, vĩ độ càng thấp thì lượng tia cực tím càng tăng. Mọi người nên cẩn thận hơn vào những ngày có nhiều tia cực tím.
Trên trang web của Viện nghiên cứu môi trường quốc gia về nghiên cứu môi trường toàn cầu đã công khai một hướng dẫn về “thời gian tối thiểu để tia cực tím gây viêm da, nên tránh chiếu xạ của mặt trời vào thời điểm đó”.
– Ảnh hưởng của tia cực tím đối với các loại da khác nhau là khác nhau
Ảnh hưởng của tia cực tím thay đổi tùy theo loại da. Do đó việc “biết loại da của bản thân” cũng là một trong những biện pháp chống lại tia cực tím. Loại da được xác định bởi lượng sắc tố melanin.
Da bị đỏ ngay khi tiếp xúc với tia cực tím, nhưng sau đó lại mờ dần là là da loại II- “loại da ít lượng sắc tố melanin” ngăn chặn tia cực tím. Loại da trở nên đỏ vừa phải khi tiếp xúc với tia cực tím và sau đó màu da dần trở nên đen sạm là da loại III. Loại da có màu tương đối tối là da loại IV. Người Nhật Bản thường là da loại III.
Những người có làn da trở nên đỏ ngay sau khi tiếp xúc với tia cực tím cần phải chú ý hơn. Bởi làn da này dễ bị cháy nắng khi bị chiếu một lượng lớn tia cực tím tại một thời điểm. Ngoài ra, nếu mọi người tiếp tục tắm nắng trong thời gian dài thì ngay cả với một khoảng thời gian ngắn, tình trạng lão hóa da có khả năng xảy ra.
4. Bốn phương pháp chống tác hại của tia cực tím
Mọi người có thể chống tác hại của tia cực tím đối với da bằng cách chăm sóc da bằng kem dưỡng… sẽ có hiệu quả giảm bớt đau rát do tình trạng cháy nắng. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ lâu dài như ngăn ngừa lão hóa da là không cao. Để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài, điều quan trọng là phải ngăn ngừa việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím.
Ảnh hưởng của tia cực tím thay đổi tùy theo khu vực và từng cá nhân, nhưng nếu xét rằng ảnh hưởng của tia cực tím là mạnh thì các biện pháp sau sẽ có hiệu quả tùy thuộc vào tình huống. Sau đây là 4 phương pháp chống tác hại của tia cực tím:
– Tránh tắm nắng khi không cần thiết
Việc thực hiện các bài tập như đi bộ ngoài trời nắng mang ý nghĩa quan trọng giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, nhưng tốt hơn là nên tránh tắm nắng không cần thiết ví dụ như tắm nắng trên bãi biển để có làn da màu nâu lúa mì.
– Tận dụng những nơi có bóng râm
Khi đi ra ngoài, nên đi vào những chỗ có nhiều bóng râm. Tuy nhiên, các tia cực tím không chỉ chiếu trực tiếp từ mặt trời, mà còn rải rác trong không khí, một số phản xạ từ mặt đất và các tòa nhà. Do đó cần ghi nhớ rằng mọi người cũng có thể bị tiếp xúc với tia cực tím ngay cả trong bóng râm mà không có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
– Sử dụng ô che, đội mũ
Ô dù, mũ rộng vành, áo dài tay, quần dài…có thể làm giảm tia cực tím chiếu vào da.
Tuy nhiên, ô che và mũ cũng có thể ngăn chặn các tia cực tím trực tiếp từ mặt trời, nhưng không thể ngăn chặn các tia cực tím rải rác trong khí quyển.
– Sử dụng kem chống nắng cẩn thận
Nếu không thể che kín mặt bằng khẩu trang…mọi người nên sử dụng kem chống nắng để có hiệu quả cao chống tia cực tím.
Kem chống nắng có phân loại PA và chỉ thị giá trị SPF. PA là một chỉ số để ngăn chặn UVA, SPF là một chỉ số để ngăn chặn UVB. Hãy sử dụng PA và SPF đúng theo lượng tia cực tím và môi trường xung quanh.
Trước đây, nhiều sản phẩm kem chống nắng có thể làm da bị lên tông màu trắng hơn, tuy nhiên với những công nghệ hiện đại gần đây, đã có nhiều loại kem chống nắng dễ sử dụng và có hiệu quả cao.
Điều quan trọng là mọi người phải thoa kem chống nắng một cách cẩn thận và đồng đều. Hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Bạn đang xem bài viết: “Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)