Tích tụ chất béo nội tạng gây loãng xương
Danh mục nội dung
1. Những người thừa cân có nguy cơ loãng xương
Loãng là tình trạng suy giảm lượng xương, xương giòn và dễ gãy. Ở người khỏe mạnh bình thường, xương dày đặc và có trụ nâng đỡ xương tốt duy trì sự chắc khỏe của xương. Nhưng với những người bị loãng xương thì các trụ sẽ trở nên giòn hơn.
Cụ thể ở độ tuổi 20 mật độ xương dày nhất, sau đó giảm xuống đến năm 45 tuổi, từ 50 tuổi giảm nhanh chóng hơn. Mặc dù loãng xương là một chứng bệnh phổ biến ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng, đàn ông mắc hội chứng chuyển hóa cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Tiến sĩ Bredella đã cùng nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra mối liên hệ giữa tích tụ chất béo nội tạng và bệnh loãng xương ở 35 người là nam giới bị béo phì, ở độ tuổi trung bình là 34 và 36,5. Các đối tượng được chia thành hai nhóm: nhóm có nhiều chất béo dưới da và nhóm có nhiều chất béo nội tạng. Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu là chụp CT cắt lớp để kiểm tra lượng mỡ tích tụ, bên cạnh đó còn dùng phần tử hữu hạn (FEA) cũng được áp dụng để phân tích nguy cơ mắc bệnh loãng xương của các đối tượng này.
Kết quả là, so với nhóm đối tượng tích tụ nhiều chất béo dưới da thì độ chắc khỏe xương của nhóm còn lại kém hơn và có nguy cơ gãy xương cao hơn.
2. Các loại chất có hoạt tính sinh học tiết ra từ chất béo nội tạng
Sự tích tụ chất béo có thể tiết ra một lượng lớn các chất có hoạt tính sinh học có hại gây ra tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, dễ dẫn đến viêm mạch máu, có cục máu đông, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương.
Đặc biệt với nam giới mắc bệnh béo phì, các hoạt tính sinh hoạt được tiết ra có thể gây viêm nhiễm, và ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành xương, giảm tiết hormone tăng trưởng, gây cản trở duy trì xương khỏe mạnh.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát với đối tượng là 50 phụ nữ trẻ giai đoạn tiền mãn kinh, kết quả là phụ nữ tích tụ nhiều chất béo nội tạng thì độ chắc khỏe của xương giảm.
Để duy trì mật độ xương vừa đủ cho cơ thể khỏe mạnh, bệnh nhân cần phải bổ sung đủ lượng canxi cũng như là các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập thể luyện thể dục thể thao ở mức độ vừa phải giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa xương và tạo hiệu quả cho xương chắc khỏe.
Tiến sĩ Bredella nhấn mạnh:“Ngoài chế độ ăn uống và tập thể dục, giảm mỡ nội tạng và xóa bỏ béo phì cũng là một gợi ý nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Điều cần thiết là bệnh nhân cần xây dựng và duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý sớm nhất có thể để giúp ngăn ngừa gãy xương cũng như ngăn ngừa căn bệnh loãng xương”.
Bạn đang xem bài viết: “Tích tụ chất béo nội tạng gây loãng xương” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
- Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol
- Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
- Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
- Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)