Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất
Đối với chế độ ăn kiêng ít carbohydrate (chế độ ăn low-carb) giảm carbohydrate trong bữa ăn, người ta cho rằng nguy cơ tử vong thấp nếu lượng carb giảm đi được thay thế bằng protein thực vật như đậu nành và chất béo. Tuy nhiên nếu ăn nhiều protein và chất béo từ động vật như thịt cũng không đem lại hiệu quả.
Danh mục nội dung
- 1. Hấp thụ quá nhiều hay quá ít carbohydrate cũng không tốt
- 2. Điểm quan trọng nhất của chế độ ăn ít carbohydrate là thực phẩm từ thực vật
- 3. Nghi ngờ về sự an toàn của chế độ ăn kiêng low-carb
- 4. Hấp thụ carbohydrate ở mức vừa phải tốt cho hiệu quả năng lượng
- 5. Việc cân bằng chất béo, protein và carbohydrate rất quan trọng
1. Hấp thụ quá nhiều hay quá ít carbohydrate cũng không tốt
Một nghiên cứu được thực hiện trên 15.400 người đã chỉ ra việc hấp thụ 50-55% calo từ carbohydrate trong bữa ăn là tốt nhất cho sức khỏe. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y tế Lancet Public Health vào tháng 9 năm 2018.
Trong nghiên cứu này, nguy cơ tử vong thấp nhất nếu lượng carbohydrate chiếm khoảng 50 – 55% tổng lượng calo hấp thụ. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong sẽ gia tăng nếu tỷ lệ carbohydrate thấp hơn 40% hoặc nhiều hơn 70%.
Nghiên cứu đã chỉ ra cần tuân thủ một số điều kiện nhất định để thực hiện một cách an toàn chế độ ăn ít carbohydrate (chế độ ăn low-carb) được nhiều người yêu thích vì có hiệu quả đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.
Nghiên cứu về rủi ro xơ vữa động mạch cộng đồng (ARIC) là một nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện trên 15.428 người ở độ tuổi 45 đến 64 ở bốn khu vực, bao gồm bang Maryland, Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 15.428 người Hoa Kỳ đăng ký tham gia nghiên cứu ARIC trong độ tuổi từ 45 – 65 tuổi ở 4 khu vực (quận Forsyth County bắc Carolina, thành phố Jackson bang Michigan, thành phố Minneapolis bang Minnesota và Washington) trong thời gian theo dõi trung bình là 25 năm. Sau 6 năm kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát, nhóm nghiên cứu đánh giá về tình trạng hấp thụ carbohydrate bằng bảng khảo sát bữa ăn và điều tra mối liên quan với tỷ lệ tử vong.
Kết quả đã làm sáng tỏ mối quan hệ hình chữ U giữa lượng carbohydrate hấp thụ và tuổi thọ trung bình. Những người ở độ tuổi 50 hấp thụ carbohydrate vừa phải (50 – 55%) có tuổi thọ còn lại là 33 tuổi và sống lâu hơn những người hấp thụ ít carbohydrate 4 năm và hơn những người hấp thụ nhiều carbohydrate 1 năm.
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phân tích tổng hợp 8 nghiên cứu đoàn hệ bao gồm dữ liệu của 432.179 người sống ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Và kết quả ở đây cũng tương tự. Những người ăn quá nhiều hoặc quá ít carbohydrate có tuổi thọ ngắn hơn so với những người hấp thụ carbohydrate ở mức độ vừa phải.
2. Điểm quan trọng nhất của chế độ ăn ít carbohydrate là thực phẩm từ thực vật
Khảo sát về việc thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate một cách an toàn cũng đã được thực hiện. Sau khi phân tích về lượng tiêu thụ carbohydrate ở hơn 20 quốc gia, các chuyên gia thấy rằng lượng hấp thụ carbohydrate không đồng đều với nhau mà pha trộn giữa sự đa dạng và phong cách riêng.
Ngay với chế độ ăn low-carb, chế độ ăn uống hấp thụ nhiều protein động vật và chất béo từ thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và phô mai thay cho carbohydrate có mối quan hệ với việc làm gia tăng nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn thay thế tinh bột bằng cách hấp thụ chất béo và protein từ thực vật như các loại hạt, các loại đậu, đậu phụ, rau giúp làm giảm nguy cơ tử vong.
3. Nghi ngờ về sự an toàn của chế độ ăn kiêng low-carb
Ông Sarah Saidman, thuộc khoa tim mạch tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng ta cần phải cẩn thận hơn về việc nên hấp thụ carbohydrate như thế nào trong các bữa ăn. Ăn kiêng low-carb thay thế carbohydrate bằng chất béo và protein được lan truyền rộng rãi nhưng thịnh hành ở châu Âu và Bắc Mỹ lại là chế độ ăn low-carb dựa trên thực phẩm từ động vật.
Đến nay, chế độ ăn kiêng low-carb đã được chứng minh trong các thí nghiệm ngẫu nhiên là có tác dụng giảm cân trong thời gian ngắn, cải thiện việc kiểm soát đường huyết và làm giảm nguy cơ bị chuyển hóa thành bệnh tim mạch nên khá phổ biến với những người bị béo phì hoặc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chỉ ra việc duy trì chế độ ăn low-carb trong thời gian dài có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra: “Chúng tôi chưa xem xét đến chất lượng của protein và chất béo được hấp thụ trong chế độ ăn kiêng low-carb.”
4. Hấp thụ carbohydrate ở mức vừa phải tốt cho hiệu quả năng lượng
Phương pháp ăn uống nạp 50% năng lượng từ carbohydrate là một lựa chọn khả thi đối với nhiều người. Để bổ sung năng lượng cần thiết cho các hoạt động thể chất của cơ thể chỉ bằng chất béo và protein trong một thời gian ngắn, cần phải ăn một lượng khá nhiều. Kiểu chế độ ăn uống nạp 50% năng lượng từ carbohydrate còn tốt cho hiệu quả năng lượng.
Tuy nhiên, chế độ ăn nạp 50% năng lượng từ carbohydrate phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ nhưng ở châu Á, có những quốc gia nạp nhiều hơn 60% hoặc nhiều quốc gia thường xuyên ăn nhiều cá. Với chế độ ăn nhiều carbohydrate thường thấy ở châu Á và các quốc gia đang phát triển, khi ăn quá nhiều carbohydrate có khả năng dễ dẫn đến các bất thường chuyển hóa và bệnh huyết áp cao mãn tính.
5. Việc cân bằng chất béo, protein và carbohydrate rất quan trọng
Giáo sư Walter Willett thuộc khoa Dinh dưỡng và Dịch tễ học, Đại học Y tế Công cộng Harvard cho biết: “Nghiên cứu này đã đưa ra câu trả lời các vấn đề gây tranh cãi trước đây về cân bằng lượng hấp thụ carbohydrate. Nạp quá nhiều hay quá ít carbohydrate cũng không tốt nên điều quan trọng nhất là lựa chọn chủng loại và chất lượng của ba yếu tố dinh dưỡng chính là chất béo, protein và carbohydrate.”
Nhìn chung, phần lớn khi hạn chế ít tinh bột cũng ăn ít rau, trái cây, ngũ cốc và ăn nhiều protein động vật và chất béo hơn. Đây có khả năng là yếu tố làm gia tăng bệnh lão hóa gia tăng nguy cơ tử vong do ăn nhiều thực phẩm từ động vật.
Giáo sư Scott Solomon, trường Đại học Y Harvard, cho biết: “Chúng tôi đang chờ đợi kết quả của thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh hiệu quả lâu dài của các chế độ ăn low-carb khác nhau, nhưng vì sức khỏe lâu dài, nên tăng lượng hấp thu carbohydrate bằng thực phẩm từ thực vật”.
Bạn đang xem bài viết: “Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)