Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Danh mục nội dung
Phương pháp vận động Interval Training là gì?
Vận động Interval Training (luyện tập ngắt quãng) là phương pháp tập thể dục xen kẽ giữa bài tập cường độ thấp và bài tập cường độ cao như đi bộ tăng tốc và bình thường. Phương pháp này có ưu điểm là giúp những người không thường xuyên tập thể thao có thể bắt đầu luyện tập một cách an toàn và tạo động lực duy trì thực hiện các bài tập bằng cách nghỉ ngơi ngắn, giữ mạch tập theo thứ tự.
Có thể thấy rằng, duy trì được thói quen tập luyện là điểm mấu chốt để quyết định hiệu quả tập luyện. Cho đến nay, mọi người thường được khuyến nghị tập các bài tập thể dục với cường độ trung bình để duy trì và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, 70% người trưởng thành không có thói quen tập thể dục với những lý do như không có thời gian tập hay không có hứng thú tập…Phương pháp vận động Interval training có thể thúc đẩy động lực của người tập luyện giúp mọi người vận động hiệu quả hơn.
Các hiệu quả của việc luyện tập ngắt quãng trong thời gian ngắn đã được xác nhận như giảm mỡ cơ thể, cải thiện chức năng tim phổi và tăng cường cơ bắp, và đây được xem là bài tập hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Thực hiện vận động Interval Training trong 3 tháng mang lại hiệu quả
Một nghiên cứu từ Đại học Otago, New Zealand đã chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chức năng tim mạch sau ba tháng thực hiện vận động Interval Training. Nghiên cứu được thực hiện bởi Genevieve Wilson thuộc khoa y Dunedin, Đại học Otago, phối hợp cùng bác sĩ tim mạch Chris Baldi và những người cộng sự.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc cải thiện sinh hoạt như ăn uống, tập thể dục hay thắt chặt kiểm soát đường huyết có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường và giảm các biến chứng như bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên đối với nhiều người, không dễ gì có thể thay đổi thói quen ăn uống và việc giảm bệnh tim mạch chưa được thực hiện.
Wilson cho biết: “Khi bệnh nhân thực hiện đan xen đi bộ cường độ cao với đi bộ thông thường sẽ giảm nguy cơ suy giảm chức năng tim mạch gây ra do bệnh tiểu đường tuýp 2 và có thể cải thiện trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Những bài tập này rất thiết thực, dễ kéo dài và không tốn kém.”
Phương pháp vận động Interval Training dễ dàng duy trì trong một thời gian dài
Khi thực hiện xen kẽ giữa các bài tập đi bộ cường độ cao và cường độ thấp, các bài tập cường độ cao có thể được thực hiện tốt trong khoảng gian ngắn và bí quyết là cần điều chỉnh nhịp tim tối đa đến 80-90%. Cường độ này tương đương với chuyển động khi chúng ta lên xuống cầu thang, đủ mạnh khiến ta thở gấp và đổ mồ hôi. Sau vài phút tập thể dục cường độ cao, bệnh nhân tiếp tục đi bộ bình thường với tốc độ chậm hơn để làm dịu hơi thở của mình.
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Wilson đã thiết lập chương trình tập thể dục để kiểm chứng hiệu quả vận động của phương pháp trên với mục tiêu đi bộ tổng cộng 25 phút, trong đó có 10 phút đi bộ cường độ cao ở khoảng giữa. Trong đó, có 16 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tham gia và họ được chia ngẫu nhiên thành nhóm vận động theo phương pháp vận động Interval Training và nhóm vận động thông thường, và họ được yêu cầu tập luyện liên tục trong 3 tháng.
Kết quả là, khi đo thể tích cuối tâm trương của thất trái (LVEDV) và thể tích đột quỵ thất trái (LVSV) của tim ở nhóm tham gia bài tập theo phương pháp vận động Interval Training, cả 2 con số đo được đều tăng sau 3 tháng và lượng oxy tối đa (Peak VO2) cũng tăng 15%. Bên cạnh đó, không có sự thay đổi trong nhóm thực hiện vận động thông thường.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng tập luyện theo phương pháp vận động Interval Training có hiệu quả đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, an toàn và dễ kéo dài. Ngoài ra, theo khảo sát, hơn 80% bệnh nhân tham gia nghiên cứu cho rằng họ vẫn tiếp tục duy trì liệu pháp vận động này để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các bài tập ưa khí như đi bộ là phương pháp cải thiện thích hợp
Các bài tập ưa khí (bài tập vận động giúp sản sinh năng lượng khi có đầy đủ khí oxy) như đi bộ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch và rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Bác sĩ tim mạch Chris Baldi, người cùng thực hiện nghiên cứu trên chỉ ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể thực hiện các bài tập đan xen để tăng lượng oxy và tăng phản ứng vận động thất trái so với những người không mắc bệnh.
Thực tế vẫn chưa rõ cách thức giúp bệnh nhân tiểu đường có thể vận động một cách an toàn, nhưng bác sĩ Baldi nhấn mạnh: “Khi người bệnh luyện tập theo phương pháp vận động Interval Training, tỷ lệ duy trì tập luyện của người bệnh cao và họ có thể ngăn ngừa sự suy giảm các chức năng cơ thể, đặc biệt, ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim mạch. Để an tâm hơn khi vận động, bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu tập thể dục và yêu cầu sự giám sát của chuyên gia.”
Nói chung, để kiểm soát bệnh tốt nhất, bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp các phương pháp tập luyện, ăn uống và kiểm soát lượng đường máu phù hợp. Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ được đề xuất giúp bệnh nhân tiểu đường có thể duy trì tập luyện, tạo động lực thúc đẩy và hiệu quả giúp trái tim khỏe mạnh.
Bạn đang xem bài viết: “Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)