Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Béo phì là nguyên nhân làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đây là một trong những nghiên cứu được khảo sát trên 9.500 người ở Đan Mạch. Bên cạnh các yếu tố như di truyền hay lối sống không lành mạnh thì béo phì được cho là nguyên nhân quan trọng và có tác động lớn hơn. Nghiên cứu này đã được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tiểu đường Châu Âu (EASD) tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha vào tháng 9.

Chống béo phì là một vấn đề cấp bách trên thế giới

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), số lượng người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới được ước tính là 425 triệu và được dự đoán là sẽ tăng lên hơn 600 triệu vào năm 2045. Do đó, các biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường không chỉ cần thiết đối với mỗi cá nhân mà còn rất quan trọng đối với chính sách y tế của mỗi quốc gia.

Yếu tố di truyền, béo phì, lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uốngtập thể dục có mối liên quan rất lớn đến việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 1
Yếu tố di truyền, béo phì, lối sống không lành mạnh có mối liên quan rất lớn đến việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (ảnh: Internet)

Một giải pháp được xem là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tái phát ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao bằng cách cải thiện các thói quen cuộc sống hàng ngày nhằm kiểm soát cân nặng của bản thân.

Mặt khác, ảnh hưởng của các thói quen sống và béo phì đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là khác nhau, điều này còn tùy theo từng người và tùy thuộc vào biến thể di truyền. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố di truyền, bệnh béo phì và lối sống không lành mạnh đối với việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 5,8 lần ở những người béo phì

Trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản Novo Nordisk, Hermina Jakupovic và Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã tiến hành khảo sát và điều tra nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường tuýp 2 có bị ảnh hưởng bởi béo phì và lối sống không lành mạnh hay không.

Họ đã thực hiện một nghiên cứu mô hình thống kê tiến hành khảo sát trên 9.556 đàn ông và phụ nữ (độ tuổi trung bình là 56). Những người này cũng đã tham gia vào nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe của Đan Mạch (DCH). Kết quả là Gần một nửa (49,5%) người tham gia mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thời gian theo dõi trung bình 14,7 năm.

Nhóm nghiên cứu thiết lập các điều kiện khác nhau trong lối sống lành mạnh như sau: 

  • Không hút thuốc
  • Sử dụng các chất có cồn ở mức độ vừa phải
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu như đáp ứng trên 3 điều kiện sẽ được coi là có lối sống lành mạnh. Ngược lại nếu chỉ thực hiện được duy nhất 1 điều kiện hoặc không điều kiện nào thì được coi là người sống không lành mạnh và những người còn lại được xác định là nhóm trung gian.

Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 2
Lối sống lành mạnh được đánh giá bằng 4 yếu tố quan trọng trong đó có việc không hút thuốc (ảnh: Internet)

Nguy cơ di truyền được đánh giá bằng các thang điểm rủi ro di truyền (GRS) bao gồm 193 biến thể di truyền được cho là có mối liên quan lớn với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kết quả đã chỉ ra rằng những người bị béo phì và có lối sống không lành mạnh có nguy cơ cao sẽ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và điều này không có liên quan đến các yếu tố di truyền.

Ở những người béo phì, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng 5,8 lần so với những người có cân nặng ở mức bình thường. Tuy những ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh là không lớn, nhưng nguy cơ này vẫn có khả năng làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ảnh hưởng của béo phì nghiêm trọng hơn các yếu tố rủi ro khác

Một trong những nguyên nhân làm cản trở hoạt động của insulin trong việc hấp thụ glucose vào các tế bào được gọi là tình trạng kháng insulin, khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng của mình và béo phì là một trong số đó. Khi bị béo phì, ngay cả khi insulin được tiết ra, các chất xấu đi ra từ mô mỡ làm cho insulin hoạt động kém hiệu quả ở gan, cơ và mô mỡ.

Trong giai đoạn đầu, insulin thường được tiết ra quá mức để ức chế việc tăng đường huyết do kháng insulin. Ở trạng thái này, do kháng insulin được bao phủ bởi lượng insulin nên mức đường huyết không quá cao và bệnh tiểu đường thường không thể chẩn đoán. 

Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu insulin được tiết ra quá mức sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, xơ cứng động mạch… Hơn nữa, nếu quá trình này vẫn tiếp tục, tình trạng kháng insulin sẽ trở nên mạnh hơn và bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có nhiều khả năng phát triển nhanh hơn.

Tích cực thực hiện lối sống lành mạnh để chống lại béo phì

Người Nhật thường có khả năng sản sinh insulin thấp hơn so với người phương Tây và cũng dễ mắc bệnh tiểu đường ngay cả khi họ không béo phì hay thừa cân. Đặc biệt, hãy cẩn thận nếu như cân nặng hiện tại tăng hơn 10kg so với cân nặng của bạn khi ở độ tuổi 20.

Một trong những phương pháp hiệu quả để kiểm soát trọng lượng cơ thể là hãy tích cực kiểm tra cân nặng mỗi ngày. Điều đó có thể giúp bạn theo dõi được sự thay đổi trọng lượng của cơ thể từ đó nhận thức được về cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập để hướng tới mục tiêu giảm cân.

Ngoài ra, việc chăm chỉ vận động cơ thể mỗi ngày sẽ đem  lại những hiệu quả tốt giúp chống tăng cân gây béo phì. Khi cơ thể vận động, lượng đường sẽ được sử dụng làm nguồn năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp làm cải thiện tình trạng kháng insulin của bạn.

Bạn đang xem bài viết: “Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Những loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho người bị tiểu đường...
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua. Hiệu quả khi ăn 28g một ngày.
Theo kết quả khảo sát đã được công bố, nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động để phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường
Ngay cả những người có nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường, chẳng hạn...
Socola (Chocolate) cải thiện bệnh tiểu đường ở phụ nữ mãn kinh? Cải thiện tình trạng kháng insulin
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Tokyo và Meiji đã công bố...
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chức năng tim mạch...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua. Hiệu quả khi ăn 28g một ngày.
Không bao giờ quá muộn để bắt đầu thói quen vận động để phòng chống nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường
Socola (Chocolate) cải thiện bệnh tiểu đường ở phụ nữ mãn kinh? Cải thiện tình trạng kháng insulin
Phương pháp vận động Interval Training ‘luyện tập ngắt quãng’ giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có trái tim khỏe mạnh
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường