4 điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý trước khi đi ngủ

Cỡ chữ:
A A
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục là cần thiết vì có thể duy trì lượng đường trong máu ổn định. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ dễ gây ra biến chứng. 

Trang The Healthy đã đưa ra 4 điều mà bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý mỗi tối đi ngủ để giảm nguy cơ biến chứng.

1. Ăn bữa tối đầy đủ chất dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn và dinh dưỡng nghiêm ngặt, lên kế hoạch từ trước một cách cẩn thận. Nên chọn các loại thịt như gia cầm, nạc, cá, cá hồi, súp lơ xanh, những loại rau có màu xanh đậm, khoai lang…

4 điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý trước khi đi ngủ 1
Ăn đầy đủ dinh dưỡng và chia nhỏ bữa ăn là cần thiết (Ảnh: Internet)

Đặc biệt cần lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng về các nhóm thực phẩm như sau:

– Ngũ cốc và các loại đường bột

Những thực phẩm này có thể cung cấp năng lượng, không hoặc có đôi chút vitamin A, C, D và chất béo. Tùy theo nhu cầu năng lượng của cơ thể để ăn, hạn chế ăn các loại miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt.

– Sữa thịt, cá, trứng

Những thực phẩm này cung cấp chất đạm, photpho, sắt và vitamin. Nên ăn phần nạc nhiều hơn mỡ, bỏ da và tăng cường thêm các loại đạm thực vật như sữa đậu nành không đường.

– Dầu, mỡ, các loại hạt có dầu

Đây là nhóm thực phẩm có thể cung cấp chất béo, lượng calo thấp, có thể hấp thụ vitamin tan trong dầu. Nên tăng cường dầu thực vật vì có nhiều axit béo không nó, hạn chế mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng và đồ hộp. 

– Rau, củ quả

Nhóm này cung cấp chất xơ, vitamin, axit amin và khoáng chất. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều món rau trộn thành sa lát hoặc kết hợp với ngũ cốc.  Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên.

2. Vận động nhẹ nhàng

Sau bữa tối, người bị bệnh tiểu đường có thể đi bộ khoảng 30 phút nhất là mùa dịch này không nên ra ngoài. Việc vận động sẽ giúp bạn thư giãn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và ngủ ngon hơn. Insulin trong cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

Đối với người bị tiểu đường có khá nhiều bài tập vận động hằng ngày, tuy nhiên chon lựa phương cách tập luyện, bài tập vận động cần phải phù hợp sức khỏe của bạn, lứa tuổi, các bệnh lý kèm theo mà mình đang có có thể bị ảnh hưởng của bệnh tật, mục tiêu tập luyện để giảm cân, hay không giảm cân.

4 điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý trước khi đi ngủ 2
Cần chú ý đường huyết khi vận động (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên nên tập khi đường huyết trước tập luyện thấp hơn 100mg/dL (5,6mmol/L) cần phải ăn thêm hay uống sữa, nước trái cây tương ứng 15 -30 gram carbohydrate trước khi bắt đầu tập.

3. Chải răng trước khi đi ngủ

Chăm sóc răng miệng đúng cách là một phương pháp bảo vệ sức khỏe vì nước bọt thường chứa nhiều đường và có khả năng làm tăng vi khuẩn trong miệng. Đối với nhiều trường hợp, tiểu đường còn gây ra bệnh nướu răng, tăng lượng đường trong máu.

Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mỗi tối đi ngủ là một việc cần thiết vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng vừa loại bỏ thức ăn thừa. 

4. Chú ý đến vết thương ở chân

Khi lượng đường trong máu cao không thể kiểm soát, những người bị tiểu đường dễ mắc bệnh thần kinh ngoại vi hoặc bị tê, mất cảm giác do tổn thương, đặc điểm quan trọng là họ ít khi cảm giác đau đớn như người không bị tổn thương thần kinh. 

Mỗi tối trước khi đi ngủ hãy kiểm tra ở chân. Các vết trầy xước và những vết phồng do mang giày ở bàn chân có thể dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng bị thương ở chân, người bị bệnh tiểu đường cần phải liên hệ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày cũng cần điều chỉnh các thói quen có hại, chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo an toàn tốt nhất.

Bạn đang xem bài viết:4 điều bệnh nhân tiểu đường cần chú ý trước khi đi ngủ” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Người bị tiểu đường phải kiêng khem đủ thứ, thậm chí có tâm lý...
Nhóm thuốc Thiazolidine
Nhóm thuốc Thiazolidine là một loại thuốc uống làm giảm lượng đường trong máu bằng...
Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Danh mục nội dung1. Tại sao cần chăm sóc bàn chân tiểu đường?2. Không...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Những thói quen ăn uống giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Nghiên cứu JPHC đã công bố kết quả khảo sát về chế độ ăn...
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức...
Người bị tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Nhóm thuốc Thiazolidine
Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Những thói quen ăn uống giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường