Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
1. Giảm nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng protein từ thực vật
Bệnh tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn chuyển hóa glucose trong kỳ mang thai của người mẹ mà trước đó người mẹ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Nếu người mẹ có tình trạng tăng đường huyết, thai nhi cũng sẽ bị tăng đường huyết, gây ra các rối loạn khác nhau.
Theo một nghiên cứu công bố tại Hoa Kỳ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng lên khi thai phụ hấp thu nhiều protein từ động vật như thịt đỏ và nếu hấp thu protein từ các loại thực vật như rau và đậu, hạt thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm.
Nghiên cứu này phân tích kết quả khảo sát thực hiện với quy mô trên 15.294 người (21.477 trường hợp) đã trải qua một hoặc nhiều lần mang thai trong khoảng từ năm 1991 – 2001. Trong đó, có 870 trường hợp lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Họ đưa ra các câu hỏi về chế độ ăn uống và đánh giá lượng hấp thụ thực phẩm có chứa protein, với 9 giai đoạn từ không hấp thụ thực phẩm chứa protein đến ăn thực phẩm chứa protein ít nhất 6 lần một ngày.
Sau khi so sánh lượng chất béo và cholesterol, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hấp thu lượng lớn protein từ động vật có nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ cao (tăng 28%). Ngược lại, hấp thu lượng lớn protein từ thực vật, nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ thấp.
Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ tăng 2,05 lần khi ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và tăng 1,6 lần khi ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, salami (một loại xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô). Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường khi ăn các loại thực phẩm từ gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa như sữa và sữa chua.’
Nghiên cứu khuyến cáo có thể thay thế 5% lượng năng lượng hấp thu từ carbohydrate bằng việc hấp thu protein từ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lên 29%. Ngược lại thay thế 5% năng lượng hấp thu protein từ động vật bằng protein từ thực vật giúp làm giảm 52% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Thay thế khẩu phần thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm như cá, đậu và các loại hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lần lượt là 33%, 51% và 33%.
2. Gợi ý các loại rau củ giàu protein
– Rau bina
Rau bina có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nửa cốc rau bina chứa khoảng 3g protein. Ngoài rau bina giàu hàm lượng sắt có tác dụng cải thiện máu.
– Măng tây
Một bát măng tây chứa khoảng 134 mg protein, không chứa chất béo và cholesterol giúp đốt cháy calo, chất béo, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
– Bông cải xanh
Bông cải xanh giàu vitamin A, folate, vitamin C. Ăn một bát bông cải xanh cung cấp 91mg protein. Bông cải xanh cũng chứa hợp chất chống ung thư sulforaphane.
– Rau mầm
Một bát rau mầm cung cấp khoảng 33g protein, ăn rau mầm thường xuyên giúp giảm nồng độ cholesterol.
– Đậu hà lan
Đậu hà lan là một trong các loại thực phẩm giàu protein nhất, một nửa cốc đậu Hà Lan chứa 3,5 g protein.
– Rau chùm ngây
100g lá chùm ngây tươi có chứa đến 11g protein, chùm ngây còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng đặc biệt là canxi.
– Quả bơ
Đây là loại quả được nhiều người yêu thích, một nửa quả bơ chứa 2g protein.
Việc bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, vì thế bà bầu nên hấp thu nhiều thực phẩm loại này.
Bạn đang xem bài viết: “Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)