Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ giảm khi thai phụ hấp thụ đầy đủ protein từ thực vật. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng “Cần phải kết hợp đậu và rau vào chế độ ăn uống hàng ngày”.

Hấp thụ protein từ thực vật giúp giảm nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) được định nghĩa là “sự rối loạn chuyển hóa glucose trong kỳ mang thai của người mẹ mà trước đó người mẹ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường”. Nếu người mẹ có tình trạng tăng đường huyết, thai nhi cũng sẽ bị tăng đường huyết, gây ra các rối loạn khác nhau. Tại Hoa Kỳ, 7% phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ và số lượng bệnh nhân mỗi năm là 200.000 người.

Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Một nghiên cứu công bố tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng lên khi thai phụ hấp thu nhiều protein từ động vật như thịt đỏ và nếu hấp thu protein từ các loại thực vật như rau và đậu, hạt thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giảm.

Nghiên cứu này phân tích kết quả khảo sát của một nghiên cứu quy mô lớn với đối tượng là các y tá tại Hoa kỳ “Nurses’ Health Study II”. Nhóm nghiên cứu của Wei Bao tại Viện Sức Khỏe Trẻ Em và Phát Triển Con Người Quốc Gia đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí y khoa “Diabetes Care” được xuất bản bởi Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA).

Cuộc khảo sát được thực hiện với quy mô trên 15.294 người (21.477 trường hợp) đã trải qua 1 hoặc nhiều lần mang thai trong khoảng từ năm 1991 – 2001. Trong đó, có 870 trường hợp lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát câu hỏi về chế độ ăn uống và đánh giá lượng hấp thụ thực phẩm có chứa protein, với 9 giai đoạn từ “không hấp thụ thực phẩm chứa protein” đến “ăn thực phẩm chứa protein ít nhất 6 lần một ngày”.

Sau khi điều chỉnh và so sánh lượng chất béo và cholesterol, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hấp thu lượng lớn protein từ động vật có nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ cao và ở những phụ nữ hấp thu lượng lớn protein từ thực vật, nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ thấp.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng 28% ở những phụ nữ hấp thu nhiều lượng protein từ động vật nhất. Mặc khác, phụ nữ hấp thu nhiều protein từ thực vật nhất giảm 31% nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ tăng 2,05 lần khi ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và tăng 1,6 lần khi ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, salami (một loại xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô). Không có sự khác biệt đáng kể về nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường khi ăn các loại thực phẩm từ gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa như sữa và sữa chua.

Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ 2
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: “Nếu phụ nữ hấp thụ protein từ thực vật như đậu và các loại hạt thay vì hấp thu protein từ động vật như thịt nạc thì sẽ có khả năng giảm nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ.”

Thay thế 5% lượng năng lượng hấp thu từ carbohydrate bằng việc hấp thu protein từ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lên 29%. Ngược lại thay thế 5% năng lượng hấp thu protein từ động vật bằng protein từ thực vật giúp làm giảm 52% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ 3
Hấp thu protein từ thực vật tốt cho sức khỏe

Thay thế khẩu phần thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm như cá, đậu và các loại hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ lần lượt là 33%, 51% và 33%.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ gây tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2bệnh động mạch vành. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) như đậu, các loại hạt, rau quả có chứa nhiều axit béo không bão hòa, chất xơ, magie,…Chỉ số đường huyết của thực phẩm Glycemic Index cho biết mức đường trong máu sau khi ăn các loại thực phẩm chứa bột đường. Các nhà nghiên cứu mong đợi sự cải thiện độ nhạy insulin khi hấp thu các loại thực phẩm này.

Những loại rau củ giàu protein khuyến khích mọi người nên ăn

– Rau bina

Rau bina có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nửa cốc rau bina chứa khoảng 3g protein. Ngoài rau bina giàu hàm lượng sắt có tác dụng cải thiện máu.

– Măng tây

Một bát măng tây chứa khoảng 134 mg protein, không chứa chất béo và cholesterol giúp đốt cháy calo, chất béo, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

– Bông cải xanh

Bông cải xanh giàu vitamin A, folate, vitamin C. Ăn một bát bông cải xanh cung cấp 91mg protein. Bông cải xanh cũng chứa hợp chất chống ung thư sulforaphane.

– Rau mầm

Một bát rau mầm cung cấp khoảng 33g protein, ăn rau mầm thường xuyên giúp giảm nồng độ cholesterol.

– Đậu hà lan

Đậu hà lan là một trong các loại thực phẩm giàu protein nhất, một nửa cốc đậu Hà Lan chứa 3,5 g protein.

– Rau chùm ngây

100g lá chùm ngây tươi có chứa đến 11g protein, chùm ngây còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng đặc biệt là canxi.

– Quả bơ

Đây là loại quả được nhiều người yêu thích, một nửa quả bơ chứa 2g protein.

Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ 4
Những loại rau củ giàu protein khuyến khích mọi người nên ăn

Việc bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, vì thế bà bầu nên hấp thu nhiều thực phẩm loại này.

Bạn đang xem bài viết:Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ” tại Chuyên mục:Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?
Điều kiện cho phép phụ nữ bị tiểu đường bị bệnh thận có thể...
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
 Ngay cả phụ nữ trước khi mang thai không hề có dấu hiệu bất...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là căn bệnh làm tăng lượng đường trong máu lên do có...
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh...
Để kiểm soát bệnh: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Trong các loại trái cây thường chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng...
Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Để kiểm soát bệnh: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường