Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Danh mục nội dung
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một cuộc khảo sát của trên khoảng 10.000 người trên 65 tuổi được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Chiba đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nhóm có thu nhập thấp so với nhóm có thu nhập cao tăng lên khoảng 1.2 lần đối với nam và khoảng 1.4 lần đối với nữ.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng “Căng thẳng và các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, tuy nhiên mọi người cần xem xét các yếu tố nền tảng như thu nhập“.
>> Bài viết hữu ích: “Tiểu đường và stress“.
Dự án JAGES với khảo sát 10.000 người
Nghiên cứu được thực hiện như một phần của dự án nghiên cứu “JAGES (Nghiên cứu về đánh giá Lão khoa Nhật Bản)” nhằm tạo ra một cơ sở khoa học về chính sách phòng ngừa bệnh tật cho người cao tuổi. Dự án được thực hiện với đối tượng khoảng 300.000 người cao tuổi cùng sự tham gia của hơn 30 nhà nghiên cứu từ các trường đại học trong cả nước và viện nghiên cứu quốc gia.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 9.893 người ở tỉnh Aichi có kết quả kiểm tra y tế và đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát do dự án JAGES thực hiện cho những người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên không được chứng nhận là cần chăm sóc điều dưỡng dài hạn.
Trong đó, những người đã được điều trị bệnh tiểu đường và những người chưa được chẩn đoán nhưng có HbA1c từ 6.5% trở lên và đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL trở lên hoặc đôi khi đường huyết 200 mg/dL trở lên đều được đánh là ở nhóm “bị tiểu đường”.
Xét theo thu nhập, nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu của khoảng 100.000 người trên toàn quốc đã trả lời khảo sát năm 2010 và chia thành bốn nhóm thu nhập từ nhóm cao nhất đến nhóm thấp nhất.
Hơn nữa, nhóm nghiên cứu còn điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, BMI, tăng huyết áp, cholesterol HDL, chất béo trung tính, tiền sử hút thuốc, lịch sử uống rượu, thời gian đi bộ hàng ngày, thói quen ăn uống,..những yếu tố được coi là có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Khi thu nhập thấp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 1.2 lần đối với nam và 1.4 lần đối với nữ
Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy rằng nếu thu nhập càng thấp, đặc biệt là ở phụ nữ thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao. Ở nam giới, người ta thấy rằng việc có thu nhập thấp nhất so với những người khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hiện nay có khoảng 15.2% nam giới và 10.2% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Khi so sánh với nhóm có thu nhập cao nhất (Q4), tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới nhóm thu nhập cao thứ 2 (Q3) tăng gấp 1.02 lần, nhóm thu nhập thấp thứ hai (Q2) tăng gấp 0.93 lần và nhóm có thu nhập thấp nhất (Q1) tăng gấp 1.16 lần. Ở phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên 1.22 lần ở nhóm Q3, 1.33 lần ở nhóm Q2 và 1.43 lần ở nhóm Q1.
Tất cả đều cho thấy nhóm có thu nhập thấp nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Không có sự khác biệt rõ ràng về việc mắc bệnh tiểu đường dựa trên quá trình học tập và công việc làm lâu nhất.
Sự chênh lệch đáng chú ý ở phụ nữ
Nhiều người cho rằng các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan đến tỷ lệ tử vong và nguy cơ bị bệnh cần chăm sóc y tế. Các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội quy định lối sống cũng như lối sống của cá nhân từ thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục.
Người ta cũng chỉ ra rằng ở những nhóm người có thu nhập thấp, do các yếu tố như bị căng thẳng tinh thần nên thường đến các cơ sở y tế khám bệnh hơn và không thể làm việc.
Phân tích dữ liệu của các quốc gia như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cho thấy có mối quan hệ giữa sự bất bình đẳng thu nhập và chênh lệch giáo dục với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. Người ta cũng cho biết rằng sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến sự khác biệt về giới tính và sự chênh lệch tỷ lệ này ở phụ nữ là rất đáng chú ý.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “Chú ý đến các yếu tố nền tảng như thu nhập và thực hiện các biện pháp phù hợp có thể góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm chi phí y tế“.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Yukiko Nagamine, ngành Khoa học Y dược của Đại học Chiba, và chi tiết đã được công bố trên tạp chí y khoa “Journal of Epidemiology”.
>> Vấn đề xã hội người bệnh tiểu đường quan tâm nhiều nhất: Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chênh lệch kinh tế
Theo một cuộc thăm dò dư luận của Tổ chức Chính sách Y tế Nhật Bản, có nhiều người nghĩ rằng tại Nhật Bản, “việc chăm sóc y tế nên được toàn xã hội hỗ trợ”.
Trong hệ thống bảo hiểm y tế của Nhật Bản, tỷ lệ tự chi trả chi phí y tế được xác định theo độ tuổi và thu nhập. Bất kể thu nhập cao hay thấp, nếu lộ trình điều trị giống nhau được thực hiện cho cùng một căn bệnh, phí y tế và phí thuốc phải trả là giống nhau, gánh nặng điều trị là như nhau. Ngoài ra, khi chi phí y tế trở nên đắt đỏ, có một cơ chế xác định giới hạn trên của việc tự chi trả được gọi là “hệ thống hỗ trợ chi phí chăm sóc y tế cao”.
Trong nhóm thu nhập thấp, có nhiều người mong muốn có một hệ thống y tế “bình đẳng và hỗ trợ những gánh nặng về chi phí điều trị”. Đây là một ý tưởng để giảm gánh nặng cho phí bảo hiểm xã hội bằng cách tăng gánh nặng cho nhóm có thu nhập cao trong khi vẫn hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe cộng đồng tiêu chuẩn cho người dân.
Nhiều người mong muốn một phương pháp điều trị hiệu quả với chi phí thấp hơn, chẳng hạn như sử dụng hiệu quả các loại thuốc generic giá rẻ phù hợp với nhóm có mức thu nhập thấp hơn.
Bạn đang xem bài viết: “Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)