Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
Danh mục nội dung
- 1. Ăn những gì bản thân muốn để mang lại cảm giác thỏa mãn
- 2. Ba điểm chú ý về liệu pháp ăn uống có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc”
- 3. Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
- 4. “Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc?
- 5. Con người dù không mong muốn nhưng có rất nhiều điều phải suy nghĩ
- 6. Nâng cao “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” bằng phương pháp hít thở
1. Ăn những gì bản thân muốn để mang lại cảm giác thỏa mãn
Bí quyết để thành công với liệu pháp ăn uống điều trị tiểu đường là “ăn các loại thực phẩm bản thân thực sự muốn ăn để mang lại cảm giác thỏa mãn”. Các nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ ủng hộ “phương pháp ăn uống có sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” hướng đến sự nhận thức về hành vi ăn uống. Bệnh nhân có thể có nhiều bữa ăn thỏa mãn hơn.
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” được phát triển ở Hoa Kỳ như một sự rèn luyện tinh thần dựa trên sự tĩnh tâm và ngồi thiền như phái thiền định ở Nhật Bản.
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” được diễn tả ngắn gọn là “Cảm nhận và nắm bắt cảm giác về những sự việc đang xảy ra ở hiện tại”. Bằng việc nhận thức được tình trạng của cơ thể và tâm trí bản thân, mọi người có thể giữ bình tĩnh mà không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi đang đối diện với tình huống căng thẳng.
Ông Rin Rossi – nhà tâm lý học lâm sàng của chương trình Total Reward, Đại học Missouri nói rằng “Ví dụ, thay vì nhìn vào điện thoại khi đang ăn, mọi người hãy ăn từ từ, nhai kỹ để cảm nhận hương vị, mùi thơm của món ăn“.
Giải đáp một số thắc mắc về ăn uống của người tiểu đường:
2. Ba điểm chú ý về liệu pháp ăn uống có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc”
Theo ông Rossi, để thực hành liệu pháp ăn uống có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” cần chú ý 3 điểm sau.
Ba bước của liệu pháp ăn uống có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc”
(1) Khi ăn, trước tiên hãy hít thở sâu và chú ý đến cảm giác đói của bản thân. Lắng nghe tiếng nói từ bên trong cơ thể để biết bản thân đang đói đến mức nào.
(2) Trong khi ăn, hãy chú ý đến mùi vị, hương thơm, màu sắc của thức ăn và ăn thật chậm. Cảm nhận nguồn dinh dưỡng đang được cơ thể hấp thụ. Sau khi ăn, cảm nhận thực tế việc mình đã ăn trong khi nghỉ.
(3) Kiểm tra khi chỉ ăn nửa bữa ăn bình thường có mang lại cảm giác no bụng không. Nếu cảm thấy no bụng, có thể giữ lại phần chưa ăn hết. Sau đó khi cảm thấy đói, có thể ăn một lần nữa.
Rossi nói: “Mọi người có thể ăn những thứ mình muốn ăn, điều đó rất tốt, tuy nhiên cần phải đặc biệt chú ý với việc ăn uống. Hãy hướng sự chú ý vào việc bản thân mình có thực sự đói không và phải ăn bao nhiêu để cảm thấy thỏa mãn“.
3. Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” là kỹ thuật liên quan đến khía cạnh tinh thần được ứng dụng trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường.
Đại học Brown ở Mỹ đã công bố kết quả khảo sát rằng những người đang thực hiện “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” dễ kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường hơn.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với đối tượng là 399 nam nữ có độ tuổi trung bình là 47 tuổi. Tiến hành điều tra mức độ áp dụng bằng cách sử dụng các chỉ số để nắm bắt mức độ “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” được gọi là “Mindful Attention Awareness Scale” (MAAS).
Kết quả là, trong nhóm người áp dụng sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc với mức độ cao so với nhóm người không áp dụng, tỷ lệ có thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường là 35% và nhiều người giữ được chỉ số đường huyết trong máu dưới 100mg/dL.
4. “Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc?
Cuộc khảo sát trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng nhìn chung, những người có thu nhập cao thường có cảm giác hạnh phúc, tuy nhiên những người có khuynh hướng cao về “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” cũng là những người luôn cảm thấy hạnh phúc bất kể thu nhập cao hay không.
Các nghiên cứu đã gợi ý rằng có rất nhiều con đường dẫn đến hạnh phúc, đó có thể là khi giải quyết tốt các vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt như việc cân bằng giữa công việc-cuộc sống và vấn đề làm việc quá sức.
Về mối quan hệ giữa hạnh phúc và sức mạnh kinh tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng “những người có thu nhập cao thường có nhiều cảm giác hạnh phúc hơn”, tuy nhiên hệ số tương quan cho thấy độ gắn kết của mối quan hệ này chỉ từ 0,10~0,20.
Với trọng tâm là vấn đề thu nhập và hạnh phúc không liên quan chặt chẽ đến nhau, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hiroshima đã tiến hành khảo sát với những người có suy nghĩ thu nhập ảnh hưởng đến hạnh phúc và những người không nghĩ như thế (những người luôn cảm thấy hạnh phúc dù thu nhập nhiều hay ít).
Mọi người dường như ai cũng cảm thấy bị lôi cuốn với những người có thu nhập cao và những người thành công về mặt xã hội, tuy nhiên những người có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” cao không bị cuốn theo những cảm giác nhất thời mà có thể lưu giữ cảm giác yên bình và cảm nhận sự tồn tại quan trọng và không thể thay thế của bản thân với chính mình hay của người khác với chính họ.
Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu của Tomoko Sugiura, Hiệp hội xúc tiến khoa học Nhật Bản và Yoshinori Sugiura- nhà nghiên cứu Khoa tổng hợp Đại học Hiroshima đã được công bố trên tạp chí y khoa “Frontiers in Psychology”.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát online bao gồm các câu hỏi về thu nhập hàng năm, cảm giác hạnh phúc, “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” với đối tượng là 734 người trưởng thành tuổi từ 20~60 tuổi và phân tích câu trả lời về thu nhập hàng năm của 734 người.
Khi phân tích sự khác nhau giữa những người có xu hướng “sự tự nhân thức, nắm giữ cảm xúc” cao và những người có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” thấp, ở những người có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” thấp, kết quả giống trước đây là “người có thu nhập cao có cảm giác hạnh phúc nhiều hơn”, ngược lại ở những người có “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” cao được chứng minh là những người luôn có “cảm giác hạnh phúc cao bất kể thu nhập”.
>> Bài viết hữu ích liên quan: Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
5. Con người dù không mong muốn nhưng có rất nhiều điều phải suy nghĩ
Kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng khoảng một nửa thời gian tỉnh táo, con người sẽ có suy nghĩ mình không liên quan đến những điều trước mắt. Con người dù không mong muốn nhưng có rất nhiều điều phải suy nghĩ.
Ví dụ, có nhiều người có suy nghĩ rằng “một người bị bệnh không thể sống một cuộc sống tốt đẹp”. Vào thời điểm đó, nếu thực sự có suy nghĩ như vậy, bản thân người bệnh sẽ cảm thấy suy sụp “mình không thể hạnh phúc vì bị bệnh” và dẫn đến không còn cảm giác hạnh phúc.
Tuy nhiên cùng với ý nghĩ trên, nếu nghĩ đó chỉ là tạp âm không cần tin là thật và cũng không cần phải phủ nhận sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Ngoài ra, những người không nhìn nhận tiêu cực kinh nghiệm của bản thân biết rằng có thể tự coi trọng bản thân mà không cần quan tâm đến ưu khuyết so với người khác.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng “Nếu không cảm thấy tự ti về bản thân sẽ có thể có tâm trạng ổn định và cảm thấy hạnh phúc”.
6. Nâng cao “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” bằng phương pháp hít thở
Ngoài ra, những người giỏi thể hiện kinh nghiệm của bản thân bằng ngôn từ thường rất chú ý vào những trải nghiệm trong từng khoảnh khắc. Ví dụ, khi ăn kẹo, so sánh việc ăn kẹo trong khi nghĩ ngợi đến việc khác với việc thưởng thức một cách từ từ, hương vị và cảm giác đậm vị cảm nhận được sẽ khác nhau.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng “Trong các trường hợp tương tự khác, nếu chú ý vào những trải nghiệm của riêng mình có thể có cảm giác hạnh phúc nhiều hơn. Việc ghi lại các sự kiện mà bản thân cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày cũng là một phương pháp điều trị well-being tăng cảm giác hạnh phúc”.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” có thể được nâng cao bằng cách rèn luyện như chuyển sự chú ý dần sang việc hít thở. Biện pháp này được kỳ vọng có thể giúp bệnh nhân tìm thấy một con đường dẫn đến hạnh phúc bằng cách kết hợp lối sống và rèn luyện sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc”.
Bạn đang xem bài viết: “Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)