4 nhóm bài tập cho người đái tháo đường tuýp 2 bao gồm những gì?

Cỡ chữ:
A A
Người bị bệnh tiểu đường thường phải chú ý các vấn đề về ăn uống, vận động, dùng thuốc… Các bài tập về thể chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường bao gồm kiểm soát đường huyết, huyết áp, giúp nâng cao năng lượng sống và tăng cường chất lượng giấc ngủ. 

Không phải người bệnh nào cũng có thể nắm được các bài tập hiệu quả và đảm bảo an toàn, nếu không có hướng dẫn của bác sĩ nhiều người sẽ lựa chọn sai các bài tập quan trọng. Nếu bạn không thường xuyên vận động cũng như tập luyện không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để nắm được 4 nhóm bài tập cho người tiểu đường tuýp 2, bạn phải nắm rõ được tác dụng của vận động đến tiểu đường

1. Vận động tác dụng tốt đến bệnh tiểu đường 

Vận động thường xuyên mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời. Bên cạnh 4 nhóm bài tập cho người tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân nên hiểu về tác dụng của vận động như sau:

1.1. Vận động giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose

Kiểm soát đường huyết phụ thuộc vào cường độ tập luyện cũng như các yếu tố môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Thường thì hoạt động thể chất giúp giảm đường huyết trong 24 giờ và nhiều hơn khi hoạt động bằng cách làm cơ thể tăng độ nhạy insulin

Đó là lý do vì sao cần quan sát lượng glucose phản ứng như thế nào khi tập luyện. Kiểm tra nồng độ thường xuyên sẽ giúp bạn nắm bắt được mức độ tập phù hợp. 

1.2. Tăng tác dụng của insulin

Khi tập thể dục, độ nhạy insulin tăng, các tế bào sử dụng insulin có sẵn để hấp thụ glucose trong và sau khi hoạt động. Cơ bắp co rút trong quá trình hoạt động sẽ kích thích một cơ chế hoàn toàn khác biệt với insulin. Từ đây các tế bào hấp thu glucose và dùng nó để tạo năng lượng cho dù có insulin có sẵn hay không.

 4 nhóm bài tập cho người đái tháo đường tuýp 2 bao gồm những gì? 1
Tập thể dục giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn (Ảnh: Internet)

1.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thông qua việc giảm các cholesterol xấu (LDL), và tăng cholesterol tốt (HDL), tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo báo cáo của Hội tim mạch Việt Nam, việc tập luyện thường xuyên giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Cách tốt nhất cho tim mạch là vận động ở cường độ vừa đến mạnh, không quá mạnh. Có thể có được sức chịu đựng, hơi vã mồ hôi, tuy nhiên tập đến mức mồ hôi ròng ròng vô tình tăng gánh nặng cho tim mạch.

Bên cạnh đó, thể dục có thể làm tăng hiệu quả của tim, phổi, và hệ thống tuần hoàn cả khi nghỉ cũng như khi làm việc. Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.

1.4. Kiểm soát trọng lượng cơ thể 

Khi tập thể dục, các năng lượng dư thừa sẽ bị đốt cháy đặc biệt là tế bào mỡ, từ đó giúp giảm cân hoặc duy trình trọng lượng cần thiết. Bên cạnh đó, các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm các nguy cơ dẫn đến tiểu đường cũng như điều trị và ngăn chặn các biến chứng tiểu đường. 

2. Các bài tập cho người bị tiểu đường

Lựa chọn bài tập cho người bị tiểu đường là một việc đòi hỏi sự tập trung và theo dõi sát sao bởi tùy vào thể lực, tình hình khác nhau sẽ có các môn vận động khác nhau. Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết, nếu bạn duy trì mỗi ngày 1 tiếng tập luyện, với 4 – 5 ngày/ tuần chắc chắn bạn sẽo có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và duy trì about:blank trong mức cho phép và phòng ngừa được một số biến chứng….

Tốt nhất nên kết hợp 4 nhóm bài tập cho người tiểu đường tuýp 2 bằng các bài tập sau đây:

2.1. Bài tập tạ

Chúng ta thường cho rằng tập tạ là đối với vận động viên, những người tập gym hoặc những người thiên về cơ bắp. Tuy nhiên nếu chọn các loại tạ nhẹ vừa phải sẽ rất phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. 

Việc tập tạ không chỉ mang đến sức khỏe mà còn giúp kiểm soát lượng đường trong màu. Các bài tập tạ đa phần là tạ tay đều có thể tự tập ở nhà, mỗi tuần 2 buổi, cơ bắp sẽ vạm vỡ hơn, đồng thời cơ thể được thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu hao lượng mỡ thừa. 

Mặc dù vậy, lựa chọn bài tập tạ cũng cần chú ý khi thấy mình có khả năng tập lại tăng cân nặng của tạ quá sức với cơ thể. Nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có được phương pháp tập tốt nhất.

4 nhóm bài tập cho người đái tháo đường tuýp 2 bao gồm những gì? 0
Các bài tập tạ nhẹ cũng giúp ích cho bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

2.2. Bài tập thể lực

Các bài tập thể lực thiên về nhảy sẽ có ích cho tim mạch, tăng sức bền của cơ thể và mang lại thân hình cân đối. Các bác sĩ khuyến cáo lựa chọn các bài chạy bộ, đạp xe nhẹ nhàng, hoặc để thư giãn tinh thần có thể khiêu vũ, nhảy…

Đối với một số bệnh nhân, có thể áp dụng bài tập thể lực bằng việc đi dạo công viên, tham gia các hoạt động cộng đồng nhẹ nhàng, thiên về sức bền. 

2.3. Bài tập cho cơ

Các bài tập cơ đơn giản nhất có thể tập là cho tay, đầu gối cùng với các thiết bị hỗ trợ được gọi là các bài tập cố định. Mỗi ngày bạn chỉ cần khoảng 15 – 20 phút tập tại nhà, duy trì đều đặn sẽ rất tốt cho bệnh tiểu đường. 

Các bài tập này thường phù hợp với người có tuổi, những người không thể dùng quá nhiều sức, việc giữ nguyên tư thế ngồi đứng trong các bài tập tại chỗ có thể giúp lưu thông khí huyết, tuy nhiên đừng duy trì quá lâu tránh gây choáng váng. 

2.4. Bài tập tinh thần

Các bộ môn như yoga, thiền, dưỡng sinh… cũng thuộc 4 nhóm bài tập cho người tiểu đường tuýp 2. Những bộ môn này giúp thư giãn tinh thần, giảm nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Người bệnh cần có sự sự kiên trì và lựa chọn môi trường phù hợp từ đơn giản đến phức tạp để có được hiệu quả tốt nhất. 

Bạn đang xem bài viết: “4 nhóm bài tập cho người đái tháo đường tuýp 2 bao gồm những gì?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Photpho
Danh mục nội dungPhotpho là gì?Photpho có hiệu quả gì?Những loại thực phẩm chứa...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi...
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Khi sự cân bằng chuyển hóa xương bị mất đi do các yếu tố...
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế việc tiêm...
Photpho
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường