Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?

Cỡ chữ:
A A
Thịt vịt là loại thực phẩm giàu đạm. Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Có cần chú ý gì khi ăn loại thực phẩm này?

Thịt vịt là một trong những món ăn phổ biến hàng ngày của mọi gia đình Việt Nam. Đồng thời cũng là một nguyên liệu chế biến thành những món ăn trên những thực đơn của các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên khi gặp một số loại bệnh cần chú ý ăn uống như tiểu đường, cao huyết áp,…thì việc luôn thắc mắc có thể ăn được thứ này, thứ kia không là điều hiển nhiên. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Trước tiên cùng tìm hiểu về lợi ích bổ dưỡng mà thịt vịt mang lại.

1. Lợi ích bổ dưỡng từ thịt vịt

Thịt vịt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, thịt vịt giàu protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin D, vitamin B1,…Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt đậm, tính hàn, tác dụng dưỡng vị, tư âm, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Thịt vịt tác động tốt tới sức khỏe, có một số tác dụng tốt sau đây:

– Bổ dạ dày, giúp nuôi dưỡng dạ dày: Thịt vịt ảnh hưởng có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.

– Tác động tốt tới tim mạch

Hội Tim mạch Mỹ đã xác nhận lợi ích của việc ăn thịt có tác động tốt tới tim mạch. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt được đánh giá là loại có giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể, trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calore, và một số các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, kẽm, magie, lipit, các vitamin B, A, K,E,…Ngoài ra thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ acid béo omega -3 và omega -6 giúp cho trái tim khỏe mạnh.

– Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Trong máu của các loại gia cầm, đặc biệt loài vịt thường có nhiều acid oleic và thành phần tương tự giống dầu ô liu nên có thể ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch.

– Bổ sung chất dinh dưỡng cho những người suy nhược cơ thể sau bệnh

Thịt vịt có tính hàn nên khi mọi người tăng cường ăn thịt vịt sẽ giúp khắc phục tình trạng huyết áp tăng cao, hay bị ù tai, váng đầu, chóng mặt, người bị lao phổi, bổ máu,…những người đang bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 1
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? (ảnh: Internet)

2. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống. Người bệnh luôn phải tuân thủ chế độ ăn uống cho người tiểu đường, hạn chế những loại thực phẩm có tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết và ảnh hưởng tới việc tiến triển các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Người bệnh nên ăn thịt vịt như nào để không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh.

Người bệnh ăn thịt vịt bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng và tác động tốt tới cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ lưu ý rằng, trong thịt vịt có hàm lượng cholesterol khá cao (cứ mỗi 1 kg thịt vịt thì có khoảng 25 mg cholesterol) và cũng có nhiều chất béo bão hòa. Vì thế lời khuyên cho người bệnh tiểu đường ăn thịt vịt là khi ăn bệnh nhân nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ức vịt, không nên ăn da và những phần có nhiều mỡ, điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol, người bệnh vẫn có thể hấp thu các giá trị dinh dưỡng tới sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và để biết chắc chắn tình trạng bệnh tiểu đường của mình có được ăn thịt vịt không, người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 1
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? – Người bệnh nên ưu tiên ăn phần ức vịt (ảnh: Internet)

Người bệnh tiểu đường kèm theo những bệnh sau đây không nên ăn thịt vịt:

– Người tiểu đường có thể trạng hàn lạnh

Những người bệnh tiểu đường có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi thịt vịt có tính hàn, sau khi ăn có thể người bệnh bị đau bụng lạnh, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác ảnh hưởng không tốt tới chế độ ăn uống.

– Thịt vịt có độ đạm cao, người tiểu đường dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng

Tùy từng thể trạng mỗi người, có những người ăn một bữa ăn quá giàu đạm sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Vì thịt vịt cũng là một thực phẩm giàu hàm lượng protein nên có nhiều người sau khi ăn ngay lập tức sẽ có nhiều dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, đau bụng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa,…

– Những người tiểu đường đang trong tình trạng “sick day” bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng, bị ho

Khi người bệnh tiểu đường đang nhiễm cảm lạnh, sốt, bị ho thì không nên ăn thịt vịt.

Khi đang bị cảm lạnh, sốt, cơ thể đang trong trạng thái yếu ớt, người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng tiêu hóa, ăn thịt vịt tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Những người tiểu đường đang trong tình trạng “sick day”nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm và dễ tiêu hóa.

Khi người bệnh tiểu đường đang bị ho thì cần kiêng thực phẩm chất tanh vì sẽ gây kích ứng, khó thở. Do đó, thịt vịt cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bệnh nhân bị ho.

– Người bị bệnh tiểu đường bị béo phì, viêm đường ruột

Những người tiểu đường đang bị béo phì nên hạn chế ăn thịt vịt, thịt vịt là loại thực phẩm giúp mọi người tăng cân nên người bị tiểu đường đang bị béo phì nên lưu ý khi ăn loại thực phẩm này.

Những người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.

Những người đang mắc các bệnh khác như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.

>> Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: “Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

– Người tiểu đường bị bệnh gout

Những người tiểu đường biến chứng bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

>> Cùng tìm hiểu: Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?

– Người tiểu đường mới phẫu thuật

Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ do thịt vịt có tính hàn lạnh.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 2
Những người đang bị cảm lạnh, ho sốt nên kiêng ăn thịt vịt (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?”. Xem ngay bài viết TẠI ĐÂY

3. Những bài thuốc từ thịt vịt bổ ích cho sức khỏe

– Vịt hầm bách hợp bổ phổi

+ Nguyên liệu: Vịt mái già một con, bách hợp tươi 300g.

+ Vịt mổ bụng, bỏ lòng, đặt bách hợp vào trong bụng, cho 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Sau đó, chưng cách thủy cho chín.

+ Sử dụng: Có thể ăn thịt, lòng và bách hợp, thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn, ho hen, khạc ra máu và ho lao.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 3
Thịt vịt hầm bổ phổi (ảnh: Internet)

– Tác dụng hạ huyết áp

+ Nguyên liệu: Thịt vịt 100g gia đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g.

+ Ninh nhừ trong vòng 45 phút.

+ Sử dụng: Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Thích hợp với người đang bị huyết áp cao, đau đầu chữa bệnh chóng mặt, mất ngủ

– Chữa hen suyễn

+ Nguyên liệu: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml.

+ Ninh nhừ cháo, khi chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt.

+ Sử dụng: Ăn ngày ba lần, trong vòng một tuần để thấy hiệu quả.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 5
Cháo vịt là món ăn bổ dưỡng (ảnh: Internet)

– Thịt vịt ninh cùng đậu đỏ chữa thiếu máu

+ Nguyên liệu: 1kg thịt vịt, 50g đậu đỏ, 100g đậu phộng, 30g vỏ bí đao.

+ Sử dụng: Ninh nhừ thành canh canh để ăn

– Bài thuốc chữa tiểu đường từ thịt vịt

Người bệnh có thể đang cân nhắc về việc bệnh tiểu đường có được ăn thịt vịt không?, tuy nhiên người bệnh không biết rằng khi sử dụng thịt vịt đúng cách thì thịt vịt còn có tác dụng hỗ trợ người bệnh. Dưới đây là cách làm mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo.

+ Nguyên liệu: Vịt mái già một con (1,5kg), ngọc trúc 50g, mạch môn đông 50g, rượu vang 30g.

+ Chế biến: Ngọc trúc, mạch môn đông cho vào túi vải buộc miệng ngâm nước lạnh ba phút rồi bỏ vào bụng vịt, sau đó đặt đầu vịt gập vào bụng, lấy dây buộc cố định.

Chưng trong nồi cho đến khi thịt vịt chín mềm.

+ Sử dụng: Bỏ túi thuốc ra và vắt lấy nước ăn cùng thịt vịt.

Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không 4
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? – Nếu biết cách chế biến thịt vịt thì thịt vịt là một bài thuốc hỗ trợ người bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

– Chữa bệnh đau đầu, chóng mặt buồn nôn, nôn ói, tiểu ít

+ Nguyên liệu: Một con vịt, 200g đậu đỏ, 10g thảo quả, hành sống.

+ Chế biến: Vịt làm sạch, đậu đỏ ngâm mềm, xay cùng thảo quả, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại. Ninh nhừ, thêm hành, không cho muối. Ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh.

– Người bị phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người

+ Nguyên liệu: Vịt đực 1 con, gạo tẻ 100g.

+ Chế biến: Vịt làm sạch, nấu chín nhừ, sau đó cho gạo tẻ nấu tiếp cho thành cháo, cho thêm 3 củ hành đập giập.

+ Sử dụng khi còn nóng.

Thịt vịt mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc bổ ích cho cơ thể. Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi mà nhiều người tiểu đường quan tâm bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?, người bệnh tiểu đường nên ăn thịt vịt như thế nào? nhiều thông tin của những bài thuốc tốt cho sức khỏe được chế biến từ thịt vịt, mong rằng sẽ có nhiều giá trị lợi ích tới người đọc.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi cho người tiểu đường“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Gần đây, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã đưa ra “Báo cáo...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, việc cần thiết là phải giảm...
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Theo các phát hiện của Trung tâm y tế Đại học Rush ở Hoa...
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể mẹ và bé như...
Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Đường máu hạ xuống thấp quá mức bình thường là một tình trạng cấp...
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Xây dựng THỰC ĐƠN hàng ngày cho bà bầu tiểu đường ✅
Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường