Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?
Đối với người bệnh tiểu đường, có 4 điều quan trọng nên chú ý khi chữa trị:
– Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
– Tăng cường hoạt động thể chất
– Điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ
– Người bệnh phải biết cách tự theo dõi, kiểm tra đường huyết bằng máy đo cá nhân tại nhà
Trong bốn yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng nhất, có phải việc bệnh nhân uống thuốc tiểu đường là vấn đề cần quan tâm hàng đầu không?
Danh mục nội dung
1. Mối tương quan giữa bệnh tiểu đường và uống thuốc
Trong 4 yếu tố quan trọng mà người bệnh tiểu đường nên chú ý khi chữa trị kể trên thì thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu như chế độ dinh dưỡng và vận động hằng ngày giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách từ từ, lâu dài thì thuốc có hiệu quả ngay lập tức. Đặc biệt, chúng rất cần thiết khi lượng đường trong máu của người bệnh đột ngột tăng cao.
2. Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?
Chỉ vì nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời nên khi đường huyết ở mức tạm ổn định, nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc. Đây là một hành động sai lầm trong quá trình điều trị bằng thuốc. Việc bỏ thuốc, ngừng uống thuốc tiểu đường có thể gây nên những biến động lớn về lượng đường trong máu, có hậu quả xấu tới sức khỏe. Vì vậy, khi đường huyết của người bệnh đã ở mức ổn định, vẫn nên đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ là người đưa ra phương hướng chữa bệnh giai đoạn tiếp. Có thể giảm lượng thuốc từ từ và tối giản liều đến mức cần thiết.
Vì bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, có tính chất diễn biến từ từ và có xu hướng khó kiểm soát đường huyết theo thời gian, bệnh sẽ có xu hướng nặng dần. Mặc dù tình trạng bệnh nhân đã giảm bớt, đường huyết giảm và có thể giảm bớt liều lượng thuốc, nhưng nói chung xu hướng bệnh sẽ nặng dần là không tránh khỏi ở người bệnh. Nỗ lực chữa bệnh của bác sĩ và người bệnh là nhằm đưa lượng đường huyết về mức bình thường và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì thế cùng với việc điều trị bằng thuốc, vận động thể lực và chế độ ăn hợp lý là nền tảng cơ bản để kiểm soát bệnh tiểu đường.
3. Bên cạnh thuốc thì chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng
Vận động và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh rất quan trọng với người tiểu đường.
Vận động thường xuyên có thể giúp bệnh nhân có thể:
– Kiểm soát glucose máu và huyết áp
– Giảm thấp cholesterol xấu (LDL cholesterol) và tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol)
– Cải thiện sự thích ứng của insulin với các tế bào
– Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ
– Giữ cho xương chắc khỏe
– Giúp giảm cân, loại bỏ mỡ thừa
– Cảm thấy khỏe khoắn mỗi ngày
– Giảm mức căng thẳng
Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp cho bệnh nhân có thể:
– Kiểm soát tốt glucose trong máu, giữ lượng đường trong máu ở giới hạn bình thường
– Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và những bệnh khác liên quan do bệnh tiểu đường, như nguy cơ tiểu đường mỡ máu, gout,…
– Giảm cân nếu cần
– Tạo năng lượng cho cơ thể
4. Ích lợi từ việc bệnh nhân tự theo dõi đường huyết tại nhà
Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân có thể giúp:
– Đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn, thức ăn mà mình sử dụng hằng ngày
– Đánh giá ảnh hưởng của thuốc điều trị
– Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động thể chất
– Phát hiện sớm khi có những dấu hiệu bất thường
– Thảo luận cùng bác sĩ để thay đổi hướng điều trị
Nhiều bệnh nhân gặp sai lầm trong hướng chữa bệnh, ngưng sử dụng thuốc vì họ đều nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời. Quan điểm trên là không đúng, việc chữa trị tiểu đường hướng tới mục tiêu đưa lượng đường huyết của người bệnh xuống mức an toàn và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì thế người bệnh phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp điều trị bằng thuốc, ăn uống và vận động hợp lý.
Bạn đang xem bài viết: “Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/