Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?

Cỡ chữ:
A A
Vấn đề ăn uống thường được quan tâm là người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột, có được ăn tinh bột không hay tiểu đường ăn tinh bột như thế nào là vừa?. Tinh bột là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày, vậy người mắc bệnh tiểu đường ăn tinh bột nên chú ý gì?

1. Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường ngày nay đã trở thành một căn bệnh mãn tính và là mối nguy hiểm lớn đối với trẻ em và người lớn trên toàn thế giới.

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác nhau về sức khỏe. Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 được tìm ra là do chế độ ăn uống và lối sống ít vận động của chúng ta.

Khi mọi người ăn nhiều loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, chủ yếu trong số những thực phẩm đó là carbohydrate, dẫn đến suy giảm chức năng bài tiết insulin ở tuyến tụy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có ba loại carbohydrate chính là tinh bột, đườngchất xơ. Tinh bột là nguồn năng lượng rất quan trọng và là loại carbohydrate được tiêu thụ phổ biến nhất. Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp. Vậy có phải ăn nhiều tinh bột bị tiểu đường không?

Có nhiều thực phẩm tinh bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng,… Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn.

Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?
Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?

2. Người tiểu đường có nên ăn nhiều tinh bột? Có phải tiểu đường kiêng tinh bột là tốt?

Chuyên gia lý giải gì về việc bệnh tiểu đường có được ăn tinh bột hay có nên ăn nhiều tinh bột không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, họ cho rằng bệnh nhân mắc tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột, nhưng người tiểu đường không nhất thiết cần kiêng tinh bột. Người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn các loại tinh bột giàu chất xơ vì chúng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Nguyên do là khi cơ thể hấp thụ tinh bột sẽ làm tăng đường huyết lên phạm vi không an toàn và khiến bệnh nhân tăng cân.

Mọi người đều cần lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống của mình, ngay cả những người mắc bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm giàu tinh bột, như bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc, cung cấp carbohydrate và là nguồn năng lượng của cơ thể. Các loại thực phẩm như trái cây, sữa, sữa chua và món tráng miệng cũng chứa carbohydrate. Tình trạng tăng cân xảy ra khi người bệnh nạp nhiều calo hơn mức tiêu thụ. Vì vậy, nếu người tiểu đường ăn tinh bột quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân. Điều quan trọng là người bệnh nên biết tinh bột cho người tiểu đường nào tốt, người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột để giúp giữ mức đường huyết trong phạm vi an toàn và giữ bệnh nhân cân đối trọng lượng cơ thể.

Xem thêm chi tiết: Tiểu đường có nên ăn nhiều cơm? Tiểu đường ăn gì thay cơm?

3. Cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường

Để cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường, lượng tinh bột được khuyến khích là: 50% carbohydrate (lượng tinh bột bằng 50- 60% đối với người bình thường), 30% lipid (chất béo) và 20% đạm. Bệnh nhân nên chia nhỏ lượng tinh bột trong ngày đều đặn theo các bữa chính, phụ và nên ghi chép lại vào bảng theo dõi ăn uống mỗi ngày. Nhưng lượng tinh bột cho người tiểu đường chính xác là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu tại mục tiếp theo.

4. Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột?

Nguyên tắc đối với bệnh nhân tiểu đường là nên hạn chế ăn quá nhiều tinh bột để kiểm soát tốt đường huyết. Nhưng lượng tinh bột giới hạn của mỗi người đều khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ tập luyện, cường độ nặng nhẹ, có tập luyện thường xuyên không và một phần cũng phụ thuộc vào thuốc điều trị mà họ đang dùng. Do đó, đối với những người hoạt động nhiều hơn thì có thể ăn khẩu phần tinh bột nhiều hơn, những người khác có thể cần ăn ít tinh bột hơn để giữ lượng đường trong máu trong mục tiêu điều trị.

Vậy, người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Thông thường, khẩu phần tinh bột cho người tiểu đường trong khoảng 45-60g. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng từng bệnh nhân, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho người bệnh chính xác lượng tinh bột người tiểu đường nên ăn. Khi biết được lượng tinh bột cần hấp thu đó, bệnh nhân hãy lựa chọn thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp. Bệnh nhân nên kiểm tra lượng đường trong máu sau khi ăn để tìm hiểu xem khẩu phần ăn như thế nào hợp lý.

Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của điều trị bệnh tiểu đường vẫn là giảm nguy cơ xuất hiện những biến chứng của bệnh ít nhất có thể, vì thế việc tìm ra được lượng tinh bột cần thiết mỗi ngày là một cách kiểm soát bệnh hợp lý.

Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?
Người tiểu đường ăn tinh bột với khẩu phần như thế nào là vừa?

5. Loại tinh bột tốt cho người tiểu đường?

Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa tinh bột mà người bệnh có thể được khuyến khích ăn.

5.1 Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì là một loại thực phẩm phổ biến với mọi người. Bánh mì trắng là loại thực phẩm chứa tinh bột tinh chế. Bánh được làm với đường và bột trắng chế biến cao, ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt không chứa quá nhiều đường, lượng chất xơ cao, và có lượng carbohydrate thấp. Và đây là loại thực phẩm Hiệp hội Đái Tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích nên ăn.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: “Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”. Xem thêm TẠI ĐÂY để biết thêm nhiều thông tin bổ ích!

5.2 Gạo lứt

Có nhiều loại gạo được phát hiện có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu như gạo trắng do có chỉ số đường huyết thực phẩm cao (GI=83). Tuy nhiên gạo lứt, gạo mầm lại tốt đối với bệnh tiểu đường. Do hai loại gạo này có hàm lượng chất xơ đáng kể giúp làm chậm quá trình chuyển hóa glucose vào máu. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh ăn hai hay nhiều khẩu phần gạo lứt hàng tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5.3 Trái cây

Tất cả trái cây tươi chứa vitamin, chất xơ và chúng là thực phẩm lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Nhưng có nhiều loại có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn các loại trái cây khác như: chuối, nho…nên người mắc tiểu đường nên hạn chế. Những loại quả tốt cho người tiểu đường thường được khuyến khích là quả việt quất, các loại quả mọng có lượng đường thấp hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp trái cây với phô mai ít béo hoặc bơ đậu phộng và tuyệt đối không nên uống các loại nước ép trái cây hay trái cây sấy.

Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không? 2
Một số hoa quả cũng chứa tinh bột nhưng tốt cho người tiểu đường

5.4 Sữa và sữa chua

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hấp thụ sữa chua và các sản phẩm từ sữa ít béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, do đó đây cũng là nguồn tinh bột tốt cho người tiểu đường.

Xem thêm nghiên cứu: “Sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường“.

5.5 Đậu (đỗ)

Các loại đậu (đỗ) đen, pinto, đậu nành, lima, hoặc garbanzo, là sự kết hợp của protein nạc, chất xơ hòa tan và carbohydrate chất lượng cao giúp ổn định lượng đường trong máu tốt cho bệnh nhân tiểu đường và được khuyến khích hấp thụ thường xuyên.

Cuối cùng, đậu Hà Lan, bánh ngô…, là những thực phẩm giàu tinh bột khác cũng có thể được bệnh nhân tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Về cơ bản, người tiểu đường nên tránh ăn đồ chiên, rán, chế biến sẵn và các sản phẩm tinh bột trắng.

Điều quan trọng cần lưu ý đối với chế độ ăn uống cho người tiểu đường không nghiêm ngặt về thực phẩm tinh bột cụ thể mà người ta thêm vào chế độ ăn uống mà là về kích thước khẩu phần tinh bột. Chìa khóa cho chế độ ăn uống tiểu đường là quản lý khẩu phần ăn, phải luôn luôn ghi nhớ “người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột” và làm việc với chuyên gia dinh dưỡng của mình để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Người bệnh tiểu đường cần bao nhiêu tinh bột? Ăn nhiều tinh bột có bị tiểu đường không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Lựa chọn thức ăn thích hợp để ăn khi bạn bị bệnh tiểu đường...
Có thể bạn chưa biết: mối quan hệ giữa hội chứng suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường?
Những người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ...
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến...
Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua
Một nghiên cứu bởi Trường Đại học Hoàng gia London ở Anh về việc...
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Có thể bạn chưa biết: mối quan hệ giữa hội chứng suy giảm trí nhớ và bệnh tiểu đường?
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường