Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay tại Việt Nam

Cỡ chữ:
A A
Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh tiểu đường đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh chóng tại các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới. Nếu như 30 năm trước, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thì hiện nay chúng ta đang bị đe dọa bởi béo phì và bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đáng để người dân quan tâm và có sự cảnh giác nhất định.

1. Hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bệnh tiểu đường có thể được chia chính thành 3 loại sau đây: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳ. Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể là do di truyền, các thói quen sinh hoạt như lười vận động, ăn nhiều chất béo, đồ ngọt quá nhiều…Mọi người phải có ý thức cảnh giác đối với bệnh tiểu đường vì đây là căn bệnh gây chết người đứng thứ ba thế giới sau ung thư và bệnh tim mạch.

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đáng được cảnh báo như thế nào?
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đáng được cảnh báo như thế nào? (Ảnh: Internet)

2. Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay và gánh nặng bệnh tiểu đường tới xã hội

2.1 Trên thế giới

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, cứ 2 người mắc bệnh tiểu đường thì 1 người không biết mình bị bệnh (không đi kiểm tra chẩn đoán bệnh tiểu đường). Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

Theo dự đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522 triệu người vào năm 2030, và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu mọi người chủ quan đối với căn bệnh này.

Một số con số ấn tượng khác về thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay cũng đã được thống kê dưới đây:

+ Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Con số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em từ (0-19 tuổi) là hơn 1 triệu người.

+ Có hơn 21 triệu phụ nữ bị tăng đường huyết và có khả năng dung nạp đường kém trong thai kỳ, tương đương 1/6 đối tượng phụ nữ mang thai.

+ 2/3 đối tượng mắc bệnh tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số người trẻ tuổi bị tiểu đường ngày càng tăng.

+ Cứ 6 giây có 1 người tử vong do các biến chứng tiểu đường

+ Năm 2017 con số người chết do bệnh tiểu đường khoảng 4 triệu người.

+ Thống kê chi phí điều trị bệnh tiểu đường năm 2017 trên toàn thế giới là 727 tỷ đô la. Nhiều hơn chi phí quốc phòng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Có thể thấy, bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới.

2.2 Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng, số người mắc bệnh tăng gấp đôi trong 10 năm qua.

Năm 2017, thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay ở Việt Nam với số bệnh nhân tiểu đường là 3,54 triệu người (chiếm tỷ lệ 5,5% dân số). Nhóm bệnh nhân tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4% dân số).

Như vậy, cứ trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự đoán sẽ tăng lên chiếm 7,7% dân số vào năm 2045.

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đáng được cảnh báo như thế nào? 1
Số người bị bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với nhiều biến chứng nguy hiểm (ảnh: Internet)

Được biết, nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam là do nhận thức về bệnh tiểu đường của người dân còn mờ nhạt, kiến thức đầy đủ về bệnh chưa được lan rộng. IDF cho biết, hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam chưa được tiến hành khám và điều trị bệnh, đây là con số đáng lo ngại do nếu không được điều trị kịp thời thì tiến triển của biến chứng sẽ ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống sinh hoạt của người dân. Việt Nam hiện nay đang trên đà tăng trưởng kinh tế và du nhập nhiều phong cách sống của Phương Tây. Trước kia, bữa ăn truyền thống của người Việt Nam thường có gia vị nhạt hơn, ít calo và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, bữa ăn của người Việt phổ biến hơn theo xu hướng có hàm lượng calo và chất béo cao. Ngoài ăn uống thì đô thị hóa cũng khiến mọi người lười vận động hơn, không chăm lo sức khỏe thể chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thiệt hại kinh tế do bệnh tiểu đường của một bệnh nhân Việt Nam theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) được thống kê là 162,7 USD (tương đương gần 40 triệu VNĐ/năm) . Có thể thấy gánh nặng do bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh và gia đình. Vì vậy, phòng ngừa bệnh tiểu đường là rất cần thiết và để thực hiện điều này thì chính bản thân mỗi người phải có những kiến thức nhất định.

Bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tim mạch, thận, mắt, thần kinh…Và với thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay, Việt Nam cần tăng cường việc giám sát bệnh, nâng cao hệ thống bảo hiểm y tế, tăng cường công tác phòng ngừa bệnh trên toàn xã hội. Hy vọng rằng, thực trạng sức khỏe của người dân Việt Nam hay thực trạng về bệnh tiểu đường nói riêng sẽ có những bước cải thiện đáng kể trong tương lai, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bạn đang xem bài viết:Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay tại Việt Nam” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?
Có nhiều loại hoa quả có chứa đường nên bệnh nhân tiểu đường thường...
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Cải thiện liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường bằng cách “đi bộ với bước chân dài thêm 10 cm”
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chỉ đi bộ có thể chưa...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Cải thiện liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường bằng cách “đi bộ với bước chân dài thêm 10 cm”
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường