Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim

Cỡ chữ:
A A
Đại học Y khoa Colombia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận cho thấy, nguy cơ tử vong sẽ tăng cao nếu mọi người ngồi lâu quá nhiều, lười vận động. Chính vì vậy cần dành thời gian để thay đổi lối sống và tập di chuyển ít nhất 30 phút mỗi ngày.

1. Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ tiểu đường và tim mạch

Đại học Columbia, Hoa Kỳ cho rằng, duy trì việc ngồi lâu quá nhiều sẽ làm tăng nguy tử vong do bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và ung thư. Ngược lại, nguy cơ này sẽ giảm đáng kể nếu bạn dành  30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa “American Journal of Epidemiology”.

Đa phần mọi người thường ngồi nhiều cho dù là ở công ty, di chuyển bằng ô tô hay ở nhà. Theo tính toán, người Mỹ dành ít nhất 11 – 12 giờ cho việc ngồi. Một số báo cáo cho rằng, việc dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi với tần suất liên tục có thể gây ra thói quen lười vận động, giảm chức năng của các cơ quan vận động như cơ, xương và làm suy giảm chức năng tim phổi.

Thế nhưng hầu hết mọi người đều không biết chính xác chỉ nên ngồi bao lâu một ngày. Để làm rõ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của dự án REGARDS – một dự án được tiến hành Viện nghiên cứu Y tế công cộng Hoa Kỳ (NIH) về tai biến mạch máu não theo khu vực và từng cá nhân. Kết quả cho thấy thời gian ngồi trung bình chiếm 77% thời gian hoạt động trong ngày (thời gian trong ngày trừ lúc ngủ), tương đương với 12 giờ mỗi ngày.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim 1
Kết quả báo cáo nghiên cứu được thực hiện với 7.999 người.

2. Giảm nguy cơ tử vong bằng cách giảm thời gian ngồi xuống 30 phút mỗi ngày

Theo kết quả nghiên cứu cho biết, nguy cơ tử vong có thể thấp hơn 17% nếu chúng ta rút ngắn thời gian ngồi mỗi ngày xuống 30 phút, liên tục đan xen các bài tập thể dục nhẹ và hoạt động thể chất. Nếu mỗi ngày dành ra 30 phút để vận động với cường độ trung bình sẽ giảm 35% nguy cơ tử vong. Những bài tập này bao gồm đi bộ, chạy và đạp xe đạp. 

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim 2

Bên cạnh đó, khi làm việc tại văn phòng, bạn cũng nên chia nhỏ thời gian ngồi, thường xuyên đứng dậy và đi lại trong vòng từ 1 – 5 phút. Tốt nhất hãy tập thói quen 30 phút vận động một lần.

Theo ông Keith Diaz, phó giáo sư về Y học hành vi,  Đại học Y khoa Columbia, cách hiệu quả nhất để tập thói quen vận động đó là tăng thời gian hoạt động của cơ thể, xem xét giảm thời gian ngồi một chỗ. Nếu bạn phải ngồi và làm việc trong một thời gian dài, bạn nên nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút và di chuyển cơ thể, những điều này giúp giảm nguy cơ tử vong. 

3. Hạn chế ngồi lâu quá nhiều để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Queens, khảo sát trên 800.000 người ở Anh, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, ngồi lâu sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và ung thư.

Kết quả cho thấy 17% bệnh tiểu đường tuýp 2 và 5% bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa đơn giản bằng cách cắt giảm thời gian ngồi trong ngày. Ngồi càng lâu nguy cơ mắc ung thư càng cao. Bằng việc cải thiện thói quen này, chúng ta có thể ngăn ngừa 9% ung thư đại trực tràng, 8% ung thư nội mạc tử cung và 7,5% ung thư phổi.

Mặc dù vẫn chưa làm rõ cơ chế gây ảnh hưởng của việc ngồi tới sức khỏe, nhưng nếu cứ ngồi liên tục, có thể kéo theo các hệ quả như chức năng của các cơ quan vận động giảm, độ nhạy insulin giảm, lượng tiêu thụ calo giảm, chức năng tim phổi suy giảm.

Khi tập thể dục, cơ bắp sẽ co lại và kích hoạt một hợp chất gọi là ATP giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose của tế bào. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu vận động, hoạt động của ATP cũng như số lượng ty thể tạo ra ATP sẽ bị giảm đi.

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim 3
Gợi ý một số mẹo có thể giúp chúng ta giảm thời gian ngồi trong ngày:

Bằng việc lặp lại những biện pháp trên, chúng ta có thể thay đổi thói quen sống thành ngồi ít đứng nhiều.

Phó giáo sư Diaz cũng kiến nghị: “Nếu bạn có thói quen di chuyển bằng xe hằng ngày, hãy thay đổi cuộc sống của mình bằng cách chuyển sang đi bộ hoặc đi xe đạp. Hoặc mỗi ngày bỏ ra 30 phút để tập thể dục, thường xuyên  đứng lên và đi nhiều hơn. Bạn cũng không thể lơ là khi nghỉ ngơi tại nhà. Nhiều người về nhà sau giờ làm việc và thường ăn tối trước TV.  Tuy nhiên, bữa tối thường là bữa ăn có năng lượng cao nhất trong ngày. Nếu bạn vừa lười tập thể dục vừa nạp nhiều calo vào bữa tối, điều này rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, việc ngồi liên tục trên sô pha để xem TV cũng là thói quen không tốt. Bạn nên cố gắng đứng dậy và di chuyển nhiều hơn”.

Bạn đang xem bài viết:Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Một nghiên cứu đã đưa ra rằng bóng đá là phương pháp vận động...
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Thay đổi thói quen ăn uống thành “hình thức ăn sáng sớm” để cải...
Quả tốt cho người tiểu đường
Do trong hoa quả chứa nhiều đường nên có lẽ nhiều người nghĩ rằng...
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Trên một nghiên cứu quy mô lớn của Trường Cao đẳng Y tế Công...
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở...
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày có lợi cho người tiểu đường – Sản phẩm từ sữa giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ
Sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua...
Bóng đá là bài tập phù hợp nhất giúp xương chắc khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường
Ăn sáng sớm giúp giảm đường huyết, tại sao ăn nhiều vào buổi tối lại có hại?
Quả tốt cho người tiểu đường
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Uống 1-2 ly sữa mỗi ngày có lợi cho người tiểu đường – Sản phẩm từ sữa giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường