Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?

Cỡ chữ:
A A
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để ngăn ngừa các nguy cơ bất thường thai nhi và các nguy cơ sức khỏe người mẹ có thể gặp phải sau này. 

Ở Nhật Bản, phần lớn phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai đều thuộc loại bệnh tiểu đường tuýp 2 và có rất nhiều thai phụ không nhận biết được bản thân bị tiểu đường khi mang thai, do đó nếu thai phụ kiểm soát đường huyết không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai. Đối với phụ nữ bị các biến chứng tiểu đường như bệnh võng mạc, bệnh thận thường dễ chuyển biến xấu hơn khi mang thai, vì vậy phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần khám và điều trị các biến chứng bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai. Do đó, trước khi mang thai, họ nên hiểu rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và đối với bác sĩ, nhân viên tư vấn sức khỏe, việc hướng dẫn phụ nữ bị tiểu đường trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện mang thai có kế hoạch là rất quan trọng.

Những phụ nữ có nguyện vọng mang thai luôn phải tiếp nhận tư vấn trước khi mang thai. Đặc biệt đối với phụ nữ bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao, phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, việc nhân tư vấn trước khi mang thai là rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo là 30~50%.

Ngay cả ở Đan Mạch, một quốc gia tiến bộ trong các nghiên cứu về bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai, tỷ lệ những phụ nữ bị bệnh tiểu đường tiếp nhận tư vấn trước khi mang thai cũng chỉ dừng lại ở con số 58%. Ngoài ra, ở bệnh tiểu đường tuýp 2, một số yếu tố như béo phì, cao tuổi, tăng huyết áp, suy giảm các điều kiện kinh tế và xã hội…cũng gây nhiều nguy cơ cho phụ nữ khi mang thai. Do đó, những phụ nữ khi có nguyện vọng muốn mang thai, trước tiên tham khảo ý kiến chuyên gia về bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai để được kiểm tra kỹ càng và hiểu về những nguy cơ khi mang thai. Bên cạnh đó, số lượng phụ nữ mang thai bị béo phì đang ngày càng gia tăng, vì vậy phụ nữ trước khi mang thai cần được hướng dẫn về chế độ ăn uống phù hợp.

Phụ nữ đã bị tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia về bệnh tiểu đường để được hướng dẫn về cách kiểm soát đường huyết gần với mức bình thường nhằm giảm nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai. Phụ nữ bị tiểu đường cũng nên thiết lập mục tiêu kiểm soát trao đổi chất và rèn luyện các kỹ năng tự kiểm soát như tụ đo đường huyết, phương pháp tiêm insulin…từ trước khi mang thai.

1. Bất thường thai nhi ở phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường

1.1 Nguy cơ bất thường thai nhi ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường

Phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường, dù mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến cả thai phụ và thai nhi. Nếu phụ nữ bị tiểu đường có tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt trong giai đoạn thụ thai, hình thành bào thai, hình thành các bộ phận của thai nhi thì nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi và sảy thai sẽ tăng lên.

Theo báo cáo từ Âu Mỹ, nguy cơ dị tật thai nhi ở phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường là 5.2~16.8%, trong khi đó, ở những trẻ sinh ra từ thai phụ không bị bệnh tiểu đường, nguy cơ này chỉ có 1.2~3.7%.

Dị tật là những khuyết tật trong các bộ phận cơ thể của trẻ và là nguyên nhân gây tử vong hoặc cần phẫu thuật. Tỷ lệ xuất hiện dị tật, khuyết tật ở các bộ phận như hệ thần kinh, thận, tim ở trẻ sinh ra từ người mẹ bị bệnh tiểu đường cao hơn so với trẻ sinh ra từ thai phụ khỏe mạnh. Dựa trên dữ liệu này, nhóm nghiên cứu của ông Mills JL đã làm rõ những bất thường thai nhi có thể xảy ra ở thời kỳ đầu thai kỳ trong vòng 7 tuần sau khi rụng trứng và thảo luận về khả năng có thể giảm những bất thường này bằng cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường ở người mẹ từ trước khi mang thai.

Những bất thường ở thai nhi của thai phụ bị tiểu đường:

Dị tật Tỷ lệ khởi phát Số tuần thai
Thoái hóa cột sống 252 3
Tật nứt đốt sống, khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương khác 2 4
Não phẳng 3 4
Dị tật tim 4
      Chuyển gốc động mạch lớn 5
      Thông liên thất 6
      Thông liên nhĩ 6
Tắc hậu môn/ trực tràng 3 6
Dị tật  5
    Bất sản thận 6 5
    U nang thận 4 5
    Niệu quản đôi 23 5
Nội tạng đảo ngược 84 4

2. Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để giảm nguy cơ dị tật thai nhi

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch vì mang thai có thể khiến phụ nữ bị tiểu đường dễ bị nhiễm toan ceton và làm chuyển biến xấu các biến chứng liên quan đến mạch máu như bệnh võng mạc và bệnh thận.

– Trước khi mang thai, phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát HbA1c ≤ 7

Người ta đã làm rõ mối quan hệ giữa tình trạng kiểm soát bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thai kỳ và nguy cơ xuất hiện dị tật thai nhi. Ví dụ, những đứa trẻ của 58 người mẹ bị tiểu đường có HbA1c cao hơn 1.7 lần so với người mẹ không bị bệnh tiểu đường, tỷ lệ trẻ xuất hiện dị tật là 22%, tuy nhiên ở 58 thai phụ bị tiểu đường khác có HbA1c thấp, tỷ lệ trẻ xuất hiện dị tật chỉ có 3%.

Các báo cáo tương tự cũng đã chỉ ra rằng tình trạng tăng đường huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi. Do đó, khuyến khích phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát HbA1c ở mức dưới 7% từ trước khi mang thai. Nếu phụ nữ bị tiểu đường có chỉ số HbA1c lớn hơn 8%, nên tránh mang thai cho đến khi kiểm soát đường huyết được cải thiện.

Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Tiêu chuẩn kiểm soát đường huyết trước khi mang thai của phụ nữ tiểu đường là HbA1c <7%

Nhóm nghiên cứu của ông Kitzmiller đã chỉ ra rằng việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện những bất thường ở thai nhi, do đó việc phụ nữ bị tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt trước khi thụ thai là rất quan trọng. Mặc dù 60% phụ nữ bị bệnh tiểu đường mang thai có kế hoạch bị hạ đường huyết khi điều trị bằng insulin nhưng không có bất thường thai nhi đáng kể nào. Do đó người ta dự đoán rằng có thể hạ đường huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ không thúc đẩy sự xuất hiện những bất thường ở thai nhi.

Tổng hợp những tài liệu được báo cáo trong 10 năm từ 1983~1993, kết quả cho thấy trong 1264 trẻ em được sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường mang thai có kế hoạch, có 31 trẻ bị dị tật nguy hiểm (2.5%), mặt khác trong 1471 trẻ được sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường đã tăng cường điều trị sau khi mang thai, có 115 trẻ bị bất thường về hình thái. Vì vậy có thể nói rằng phụ nữ bị tiểu đường dù mang thai có kế hoạch nhưng tỷ lệ thai nhi bị dị tật không phải là bằng 0.

Nguy cơ sảy thai và xuất hiện bất thường thai nhi ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 thường rất lớn. Những nguy cơ này được cho là phụ thuộc vào mức độ bất thường chuyển hóa ở thai phụ giai đoạn đầu thai kỳ. Để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai và xuất hiện bất thường thai nhi, việc kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là rất quan trọng. Nếu kiểm soát đường huyết tốt, nguy cơ sảy thai là 9%, tuy nhiên nếu đường huyết cao bất thường, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên 45%. Có ý kiến cho rằng những thai phụ có đường huyết tăng cao sau ăn có nguy cơ bị sảy thai cao hơn những thai phụ có đường huyết cao khi đói.

Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch 2
Thai phụ nên thắt chặt kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai

Nhóm nghiên cứu của Freinkel N đã xem xét về yếu tố nguy cơ gây dị tật trong hệ nuôi cấy embryo của chuột. Kết quả cho thấy rằng tăng nồng độ glucose trong dung dịch nuôi cấy sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật. Thêm nhiều thể ketone cũng sẽ làm tăng embryo dị tật. Và tỷ lệ dị tật sẽ tăng cao hơn khi thêm đồng thời glucose có nồng độ không gây dị tật và thể ketone vào dung dịch nuôi cấy.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi của người mẹ bị tiểu đường trong giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan là do fuel-mediated teratogenesis. Có một phương pháp điều trị giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách áp dụng chế độ ăn hạn chế carbohydrate cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường, tuy nhiên vẫn có lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng của tình trạng thể ketone trong máu cao ở cả mẹ và bé đến sự phát triển não của thai nhi.

– Phụ nữ bị tiểu đường cần đi khám và điều trị các biến chứng tiểu đường

+ Phụ nữ có vấn đề về thị giác

Trước khi mang thai, phụ nữ bị tiểu đường cần đi khám nhãn khoa để kiểm tra xem có bị bệnh võng mạc tiểu đường không và nếu có, cần kiểm tra mức độ biến chứng để xem có cần điều trị laser quang đông không. Đối với những phụ nữ có tiền sử bị bệnh tiểu đường lâu dài, việc mang thai có thể làm bệnh võng mạc chuyển biến xấu hơn. Đặc biệt đối với những phụ nữ tăng cường điều trị tăng đường huyết cấp tốc sau khi mang thai, bệnh võng mạc có thể chuyển biến trầm trọng hơn.

+ Phụ nữ bị tăng huyết áp và biến chứng thận tiểu đường

Ở phụ nữ có biến chứng bệnh thận tiểu đường, khi mang thai sẽ gặp phải rất nhiều nguy cơ. Cụ thể là (1) nguy cơ tăng huyết áp ở thai phụ, (2) hạn chế sự phát triển của thai nhi do sự chuyển biến xấu của tình trạng tăng huyết áp và bệnh thận do tăng huyết áp thai kỳ.

Tăng huyết áp sẽ đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh thận và gây những ảnh hưởng đáng kể trong thời gian dưỡng thai. Huyết áp tâm thu tốt nhất là ≤ 130mmHg, huyết áp tâm trương tốt nhất là ≤ 85mmHg. Tuy nhiên thai phụ không nên dùng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển ACE và ARB vì những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận của thai nhi và gây dị tật thai nhi.

Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch 1
Tiêu chuẩn huyết áp trong thời gian dưỡng thai

Cũng có những báo cáo cho rằng những phụ nữ sử dụng thuốc ức chế men chuyển ACE Captopril từ 6 tháng trước khi mang thai đã có thể giảm protein niệu khi mang thai. Ngoài ra, thuốc đối kháng Ca có thể gây thiếu oxy máu cho thai nhi và nhóm thuốc statin gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể gây dị tật.

Việc mang thai và sinh con về cơ bản là những việc rất tốt, nhưng nếu người mẹ bị tiểu đường và kiểm soát đường huyết kém, rất nhiều nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra. Phụ nữ bị tiểu đường nếu có nguyện vọng muốn mang thai thì nên tiếp nhận tư vấn của bác sĩ từ trước khi mang thai để có thể mang thai và sinh con an toàn.

Bạn đang xem bài viết:Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phương pháp kiểm soát đường huyết trước và sau khi sinh mổ
Khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose phải đối mặt với tình...
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Triệu chứng liên tục tăng đường huyết và có bất thường của sự chuyển...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Những phụ nữ đang mong muốn có con nhưng mắc bệnh tiểu đường chắc...
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
 Ngay cả phụ nữ trước khi mang thai không hề có dấu hiệu bất...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Liệu tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không? Câu hỏi này...
Phương pháp kiểm soát đường huyết trước và sau khi sinh mổ
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ – tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường