Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Danh mục nội dung
Phát triển phương pháp điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Hầu hết bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát do các tế bào beta sản xuất insulin bị tấn công và phá hủy bởi các tế bào miễn dịch. Các tế bào beta nằm trong các đảo nhỏ của tuyến tụy.
Không kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường như suy thận, bệnh tim và đột quỵ.
Cấy ghép tế bào đảo tụy hiện là một phương pháp điều trị duy nhất để giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không cần điều trị bằng insulin.
Tuy nhiên, việc cấy ghép tế bào đảo tụy hiện cũng tồn tại nhiều vấn đề lớn. Một trong số đó là thiếu người hiến tặng tuyến tụy. Hiệu quả của phương pháp điều trị cấy ghép tế bào đảo tụy đã được kiểm chứng, nhưng do sự thiếu hụt nghiêm trọng của những người hiến tặng, số lượng bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được điều trị bằng phương pháp này thường không nhiều.
Hiện nay có khoảng 1,5 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở Mỹ, tuy nhiên hàng năm chỉ có 1.000 bệnh nhân có thể được điều trị cấy ghép tế bào đảo tụy. Hầu hết các bệnh nhân muốn điều trị cấy ghép tế bào đảo tụy đều có một thời gian dài chờ đợi để có thể nhận được sự hiến tặng phù hợp.
Ngoài ra, ngay cả khi có thể được cấy ghép, bệnh nhân cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời, và loại phẫu thuật này cũng có nhiều rủi ro.
Bài viết liên quan: “Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Tái tạo các tế bào beta bằng cách sử dụng các tế bào ES và các tế bào iPS
Nếu bệnh nhân có thể được cấy ghép các tế bào beta được tái tạo bởi các tế bào gốc thì những vấn đề trên có thể được giải quyết ngay lập tức.
Các tế bào gốc như tế bào gốc phôi (tế bào ES) và tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS) có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Hiện nay, các nghiên cứu đang được thực hiện trên toàn thế giới để nhằm phát triển những phương pháp điều trị tái tạo tế bào beta bằng cách sử dụng tế bào ES và tế bào iPS.
Trong nghiên cứu nhằm tái tạo tế bào beta, những thử nghiệm như phát triển phương pháp khôi phục hoặc thay thế các tế bào beta không hoạt động đã được thực hiện, nhưng cho đến nay, vẫn chưa thu được kết quả làm sự bài tiết insulin ổn định.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại Đại học California đã vượt qua trở ngại này bằng cách chọn phương pháp sao chép tế bào, tập trung vào sự biệt hóa của các tế bào sống trong tuyến tụy của cơ thể và tổ chức thành các tế bào đảo tụy.
“Từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu thành công trong việc tạo ra các tế bào tiết ra insulin và có phản ứng với đường huyết, tuy nhiên các tế bào được tạo ra này đều chưa trưởng thành và trở nên ngừng hoạt động ở giai đoạn đầu, đây là một trở ngại lớn trong nghiên cứu lần này”, Giáo sư Macas Hebrock tại Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường của Đại học California cho biết.
“Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra các tế bào sản xuất insulin hoạt động giống như các tế bào beta trong cơ thể”.
Nghiên cứu được thực hiện với sự trợ giúp của Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH), Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên (JDRF), Quỹ Gia đình Craft và các tổ chức khác. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học “Nature Cell Biology”.
Tạo sự trưởng thành của tế bào beta bằng cách hình thành các tế bào đảo tụy
Giáo sư Hebrock và những người khác nhận thấy rằng những gì cần thiết để tái tạo hoàn toàn các tế bào beta nằm ở khía cạnh bị bỏ qua của các quá trình phát triển tế bào beta. Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thí nghiệm để hình thành các tế bào đảo nhỏ của Langerhans từ phần còn lại của tuyến tụy.
Kết quả là nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc biệt hóa một phần các tế bào tuyến tụy và tạo ra một cụm tế bào đảo tụy.
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc tái tạo các tế bào beta tiết ra insulin, nhưng nhóm nghiên cứu tập trung vào việc hình thành một cụm đảo nhỏ tập hợp các tế bào beta. Để phát triển phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã phải mất 7 năm.
“Trong Sinh học, “hình thức theo chức năng (Form Follows Function)” được cho là quan trọng, chúng tôi nghĩ rằng sự hình thành các tế bào đảo tụy là một phương tiện quan trọng để tạo ra sự trưởng thành của các tế bào beta”, Gopika Nair từ Phòng thí nghiệm Hebrock cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã phân tách các tế bào gốc tuyến tụy trong phòng thí nghiệm và sau khi cải thiện chúng để biến thành các cụm tế bào giống như đảo tụy, sự phát triển của các tế bào tăng vọt.
Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Khi nhóm nghiên cứu cấy các tế bào đảo tụy nuôi trong phòng thí nghiệm vào chuột, họ đã xác nhận rằng chúng hoạt động giống như các tế bào đảo tụy vốn có của chuột và tiết ra insulin để phản ứng với đường huyết.
Ngoài ra, các tế bào khác của đảo tụy, bao gồm tế bào alpha và tế bào delta chưa được biết đến cho đến nay cũng phát triển. Tế bào Alpha tiết ra glucagon và tế bào delta tiết ra somatostatin.
Ở nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, mặc dù số lượng tế bào beta đang giảm dần nhưng không biến mất hoàn toàn. Bằng cách bảo vệ và tăng sinh các tế bào beta, có thể khôi phục đúng chức năng của đảo tụy. Hơn nữa, nếu bệnh nhân có thể được ghép các tế bào đảo tụy tái tạo thì sẽ không cần phải chờ đợi người hiến tặng để cấy ghép và không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.
Gopika Nair nói rằng “Mặc dù bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm insulin thường xuyên mỗi ngày, nhưng nghiên cứu này mở ra cơ hội chữa trị mới cho bệnh tiểu đường tuýp 1. Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu trong vấn đề tái tạo tế bào beta”.
Bạn đang xem bài viết: Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1 tại Chuyên mục Tin tức
Gợi ý – tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)