Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Danh mục nội dung
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một bệnh trong đó ở ngoại vi vùng đồi thị của não giúp kiểm soát trí nhớ xuất hiện tình trạng teo, dẫn đến triệu chứng ban đầu là hay quên. Khi bệnh tiến triển, toàn bộ não sẽ bị teo lại và chức năng nhận thức tổng thể dần dần suy giảm.
Bệnh Alzheimer là một bệnh tiến triển dần dần và hiện nay vẫn chưa có phương pháp có thể chữa khỏi căn bệnh này. Giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ nhẹ. Ở giai đoạn này, hầu như không có bất kỳ cản trở nào đối với cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, nhưng nếu bệnh tiến triển hơn nữa, trí nhớ và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân sẽ bị suy giảm, dẫn đến chứng mất trí nhớ và cản trở cuộc sống hàng ngày.
Bệnh tiểu đường là một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu tại Nhật Bản cũng chỉ ra rằng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tổn thương mạch máu cao gấp 2~4 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường so với những người không mắc bệnh này.
>> Bài viết hữu ích liên quan: “Hệ vi khuẩn đường ruột và chứng suy giảm trí nhớ có mối liên hệ chặt chẽ“
Duy trì thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer
Người mắc bệnh Alzheimer đang điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc có những bất thường về biểu hiện gen và vi mạch não thấp hơn so với những người điều trị bệnh Alzheimer không mắc bệnh tiểu đường. Điều này đã được làm rõ trong nghiên cứu của Đại học Y Mount Sinai ở Hoa Kỳ.
Các loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin và insulin có thể giúp bảo vệ cả mô não và các tế bào nội mô nối các mạch máu của não, do đó làm giảm những thiệt hại đến các mao mạch não do bệnh Alzheimer.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra não của 34 bệnh nhân mắc cả bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường cùng với 19 người mắc bệnh Alzheimer nhưng không mắc bệnh tiểu đường.
Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 dùng thuốc metformin hoặc insulin để kiểm soát đường huyết.
Kết quả là, họ đã phát hiện: ở những bệnh nhân bị tiểu đường và đang điều trị bằng thuốc, tình trạng các mạch máu nhỏ trong não tốt hơn ở những bệnh nhân không mắc bệnh.
“Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer thường có những bất thường về biểu hiện gen trong các tế bào nội mô của mao mạch của não. Ở những bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng metformin hoặc insulin đồng thời bị Alzheimer, người ta thấy rằng những bất thường ít hơn” Giáo sư Valam Haltunian (Khoa Tâm thần học và Khoa học thần kinh) cho biết.
Phần lớn mọi người thường không biết về yếu tố nguyên nhân của bệnh Alzheimer, nhưng bệnh này được cho là do sự tích tụ của một loại protein nhiễm độc tác động mạnh đến hệ thần kinh và làm hỏng các tế bào.
Các tế bào thần kinh bị phá hủy bởi các protein nhiễm độc tập hợp lại và tích tụ dưới dạng các mảng rối amyloid. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhằm tạo ra các kháng nguyên và kháng thể đối với mảng rối amyloid này đang dần được phát triển nhưng hầu hết đã không thành công.
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra các mạch máu, mô não riêng biệt và điều tra những thay đổi của các dấu hiệu RNA phân tử trong não để xem bệnh Alzheimer gây ra những biến đổi gì trong các tế bào mao mạch não và truyền đạt tín hiệu insulin.
Kết quả cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, các dấu hiệu của mô não và mạch máu não đã giảm một nửa và hầu như không có sự biến đổi nào về RNA.
>> Tìm hiểu thêm thông tin liên quan: “Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?”
Thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng giúp bảo vệ mạch máu não
Giáo sư Haltunian cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng có rất ít tổn thương não ở bệnh nhân Alzheimer đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường. Thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng bảo vệ các mạch máu trong não và có thể giúp cung cấp máu cho não. Đây chính là những phát hiện tạo tiền đề cho sự phát triển các phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường cũng như bệnh Alzheimer.“
Theo Giáo sư Haltunian, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer nếu không được điều trị bệnh tiểu đường đúng cách. Ngoài ra, phần lớn các bệnh Alzheimer thường bị đồng khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc chứng suy giảm trí nhớ và trong đó, khoảng 10 triệu người mắc chứng suy giảm trí nhớ mỗi năm. Chứng suy giảm trí nhớ phổ biến nhất là bệnh Alzheimer, trong số những người bị suy giảm trí nhớ, 60-70% là bị bệnh Alzheimer.
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer được cho là do tính kháng insulin xảy ra trong não. Các phương pháp điều trị như liệu pháp insulin tích cực cũng đang được thử nghiệm với mục tiêu nhằm làm chậm sự suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer. Viện Lão hóa Quốc gia tại Hoa Kỳ đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng về phương pháp điều trị insulin bằng cách sử dụng dạng xịt mũi.
Giáo sư Haltunian nhấn mạnh rằng: “Nghiên cứu này không có nghĩa là những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer không bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên điều trị bằng thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, nó cũng mở ra hy vọng về những phương pháp điều trị mới không chỉ với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mà cả những bệnh nhân bị Alzheimer.”
Bạn đang xem bài viết: “Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)