Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?
Danh mục nội dung
1. Thực phẩm siêu chế biến là gì?
“Thực phẩm siêu chế biến” – một từ ngữ nghe có vẻ xa lạ, nhưng thực tế chúng là một loại thực phẩm có rất nhiều, tràn ngập xung quanh chúng ta.
Đây là loại thực phẩm được chế biến bởi các quy trình công nghiệp, bảo quản được ở nhiệt độ bình thường và có thời hạn sử dụng lâu. Đặc trưng của thực phẩm “siêu chế biến” là chúng chứa các thành phần lạ, không thường sử dụng trong ẩm thực thông thường như phụ gia (casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, sirô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS).
Thực phẩm siêu chế biến bao gồm bánh mì, bánh kẹo có nhiều đường fructose và chất béo nhân tạo. Ngoài ra còn có các loại snack, bánh kẹo, bánh mì ngọt, mì ăn liền, pizza, hot dog, bánh quy, sữa lắc, bánh custard, sữa lắc, donut, thịt gà viên và các loại nước có ga có hàm lượng ca-lo cao.
Có rất nhiều loại thực phẩm siêu chế biến thiếu cân bằng giá trị dinh dưỡng. Chúng có hàm lượng calo cao, chất béo cao và nhiều muối, nhưng không chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác như vitamin, khoáng chất và chất xơ.
2. Thực phẩm siêu chế biến khiến bạn ăn nhiều hơn và dễ tăng cân
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 4 tuần với sự giúp đỡ của 20 tình nguyện viên là người trưởng thành. Đây là thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đầu tiên kiểm tra chi tiết các ảnh hưởng của thực phẩm siêu chế biến.
Theo tiến sĩ Kevin D.Hall, nhà nghiên cứu chính của NIDDK: “Đây là nghiên cứu đầu tiên thực chứng mối quan hệ nhân quả giữa thực phẩm siêu chế biến và sức khỏe. Thực phẩm siêu chế biến đã được chứng minh là sẽ làm ăn quá nhiều và dễ dẫn đến tăng cân”
Nguyên nhân là do thực phẩm siêu chế biến kích thích sản sinh hoocmon làm tăng sự thèm ăn. Tiến sĩ Hall và các cộng sự cũng đưa ra lưu ý rằng chỉ số hormone trong máu thay đổi theo bữa ăn. Khi ăn thực phẩm chế biến sẵn, chỉ số của Ghrelin – “hormone đói” tăng lên, ngược lại khi ăn thực phẩm ít chế biến, chỉ số của PYY – hormone ức chế sự thèm ăn, lại tăng lên.
3. Ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ tử vong sớm
Một nghiên cứu khác của Đại học Navarra ở Tây Ban Nha đã đưa ra công bố gây sốc: nguy cơ tử vong sớm tăng 62% nếu ăn thực phẩm siêu chế biến nhiều hơn 4 khẩu phần ăn mỗi ngày và tăng 18% nếu ăn 1 khẩu phần có chứa thực phẩm siêu chế biến hàng ngày.
Nghiên cứu này dựa trên một nghiên cứu đoàn hệ được tiến hành trên tổng số 19.899 người Tây Ban Nha với độ tuổi trung bình là 37,6 và thời gian theo dõi trung bình là 10,4 năm. Những người ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến thường ăn thường có xu hướng hay ăn vặt, xem TV hơn 3 giờ mỗi ngày, trong một ngày thường dành nhiều thời gian sử dụng máy tính, tiêu thụ nhiều chất béo, ít rau củ, trái cây và dầu ô liu.
4. Tạo thói quen nhìn vào nhãn dinh dưỡng của thực phẩm
Thực phẩm siêu chế biến xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống hiện đại và chúng ta nên chú ý không nên ăn quá nhiều. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cũng đưa ra lời khuyên nên kiểm tra thành phần chính và các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì mỗi khi sử dụng thực phẩm chế biến. Đây là cách tốt nhất để xác định được trong thực phẩm chế biến có những gì. Từ đó, lựa chọn thực phẩm chứa ít natri (muối), đường và chất béo không lành mạnh sẽ an toàn cho sức khỏe.
Bạn đang xem bài viết: “Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)