Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ

Cỡ chữ:
A A
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần áp dụng theo đúng các mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ đã đề ra để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và bé.

Trong giai đoạn chu sinh (từ tuần 28 đến ngày thứ 7 sau sinh), người mẹ cần phải kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt để giữ cho mẹ và bé khỏe mạnh. Mặc dù chỉ số đường huyết được khuyến nghị trước và sau bữa ăn như mục tiêu kiểm soát khi mang thai cụ thể là: chỉ số đường huyết lúc đói 70~100 mg/ dL, giá trị 2 giờ sau bữa ăn <120 mg/ dL, nhưng tình trạng bệnh ở phụ nữ bị tiểu đường từ trước khi mang thai thường phức tạp nên thai phụ thường không dễ để đạt được giá trị mục tiêu nêu trên.

Kiểm soát đường huyết ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cơ bản dựa trên việc điều trị bằng insulin và hướng tới mục đích ổn định sự biến động đường huyết và ngăn ngừa hạ đường huyết. Để đạt được điều đó, thai phụ nên thường xuyên đo và theo dõi liên tục lượng đường trong máu.

Mục đích của kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt là giữ cho mẹ và con khỏe mạnh trong suốt giai đoạn chu sinh. Để phòng ngừa trẻ khổng lồ và dị tật bẩm sinh. Trong “Hướng dẫn chăm sóc y tế sản phụ khoa 2014” đã đưa ra lời khuyên thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nên kiểm soát đường huyết với mục tiêu: chỉ số đường huyết lúc đói vào sáng sớm ≤95 mg/ dL, chỉ số đường huyết trước khi ăn ≤100 mg/ dL, chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ ≤120 mg/ dL.

Tuy nhiên, không giống như bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM), trường hợp phụ nữ bị tiểu đường từ trước khi mang thai, giá trị mục tiêu này sẽ khác nhau tùy từng thai phụ, việc thiết lập giá trị mục tiêu còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau và không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết.

1. Bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ

Bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ chiếm 1 đến 3% tổng số ca bệnh tiểu đường. Tình trạng bệnh rất đa dạng từ trường hợp suy giảm bài tiết insulin như MODY (maturity-onset diabetes of the young) đến trường hợp bất thường thụ thể insulin. MODY 3 có nhiều triệu chứng nguy hiểm và thường được chẩn đoán nhầm với bệnh tiểu đường tuýp 1. Do bệnh nhân MODY 3 thường có tần suất bị bệnh võng mạc thường xuyên nên bệnh nhân cần kiểm soát đường huyết với mục tiêu nghiêm ngặt để tránh làm trầm trọng thêm các biến chứng do hạ đường huyết.

Ở bệnh nhân MODY 5 có đặc trưng là chứng suy thận, sự kéo dài tình trạng insulin không hoạt động và nguy cơ hạ đường huyết tăng lên do giảm tân tạo đường, đây là những điểm cần lưu ý trong thiết lập mục tiêu kiểm soát đường huyết. Do đó, tùy thuộc vào loại bệnh, việc quản lý phù hợp là rất cần thiết và cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ 1
Người mẹ có tình trạng bệnh khác nhau cần thiết phải có sự quản lý phù hợp dưới hướng dẫn của người chuyên môn

Nhìn chung, đối với thai phụ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, trong giai đoạn chu sinh, thai phụ vẫn nên tiếp tục duy trì điều trị bằng liệu pháp insulin. Người Nhật Bản với thể trạng có tính nhạy insulin tốt nên sự biến động đường huyết thường lớn và để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ được đề xuất bởi người phương Tây có tính kháng insulin mạnh thường rất khó khăn. Do đó, sẽ hiệu quả hơn nếu phụ nữ bị tiểu đường điều chỉnh mục tiêu kiểm soát có xem xét đến biến động đường huyết của từng cá nhân khi chưa mang thai.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh tiểu đường tuýp 2 trong các trường hợp thai phụ bị tiểu đường từ trước khi mang thai đang ngày càng tăng lên. Lý do là ở bệnh tiểu đường tuýp 2, khả năng bài tiết insulin vẫn duy trì ở mức tương đối nên trong giai đoạn đầu bệnh, thai phụ nên kiểm soát đường huyết hướng đến mục đích đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

2. Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ

Trong “Hướng dẫn điều trị y tế bệnh tiểu đường dựa trên cơ sở khoa học” đã đưa ra mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ cụ thể là duy trì: chỉ số đường huyết lúc đói 70~100mg/ dL, chỉ số đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <120 mg/ dL, HbA1c <6,2%.

Tuy nhiên, mặc dù thai phụ sẽ tự theo dõi thường xuyên nồng độ glucose trong máu (SMBG), nhưng sẽ không thể theo dõi sự thay đổi đường huyết ở tất cả các múi giờ chỉ với SMBG. Bên cạnh đó, giá trị HbA1c được sử dụng rộng rãi như một chỉ số theo dõi bổ sung nhưng vì HbA1c là chỉ số phản ánh việc kiểm soát đường huyết trong 1~2 tháng đã qua nên rất khó để nói về lợi ích của HbA1c trong kiểm soát hạn chế ở giai đoạn chu sinh. Ngoài ra, nhu cầu sắt tăng cao khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị HbA1c. Do đó, nên sử dụng glycoalbumin (GA), giá trị biểu hiện biến động đường huyết trong thời gian ngắn (2~3 tuần) hơn HbA1c.

Theo đánh giá từ Ủy ban điều tra của Hiệp hội Đái tháo đường và Mang thai Nhật Bản, khuyến khích thai phụ kiểm soát đường huyết hướng đến duy trì GA ở mức bình thường (dưới 15,8%) trong đó các biến chứng sơ sinh không tăng đáng kể.

Các chỉ số nêu trên có thể đạt được trong trường hợp thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nhẹ, nhưng trong trường hợp thai phụ có tình trạng phụ thuộc insulin và có các biến chứng khác nhau, cần thiết lập mục tiêu phù hợp với từng trường hợp riêng lẻ.

Bảng 1: Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ

Chỉ số đường huyết lúc đói 70~100mg/ dL
Chỉ số đường huyết 2 giờ sau ăn <120 mg/ dL
HbA1c <6,2%
Glycoalbumin (GA) <15,8%

3. Mục tiêu kiểm soát đường huyết của thai phụ khi điều trị insulin

Trường hợp thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose không thể đạt được giá trị mục tiêu chỉ với chế độ ăn uống, về nguyên tắc sẽ bắt đầu điều trị bằng insulin. Do nhu cầu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt, liệu pháp điều trị bằng insulin tăng cường được thực hiện.

Mặc dù có thể sử dụng chế phẩm human insulin do khả năng đi qua nhau thai của insulin trong máu mẹ thấp và đảm bảo tính an toàn, nhưng gần đây, có một số loại có thể được chế tạo thành các chế phẩm tương tự insulin cơ bản và loại tác dụng cực nhanh.

Vì nhu cầu insulin thay đổi theo quá trình mang thai, việc thực hiện SMBG thường xuyên là rất cần thiết để kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Thông thường, tính kháng insulin sẽ tăng theo số tuần thai kỳ, do đó nhu cầu về insulin cũng sẽ tăng đáng kể. Đặc biệt, ở trạng thái phụ thuộc insulin, việc thiết lập mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ thống nhất là vô cùng khó khăn và trên thực tế, cần có mục tiêu riêng lẻ với từng cá nhân.

Mặt khác, khi thai phụ không đạt được giá trị HbA1c hoặc giá trị glycoalbumin mong muốn, có thể xảy ra biến động đường huyết bất ngờ ngoài múi giờ thực hiện SMBG. Trong trường hợp đó, điều quan trọng là phải thực hiện đo đường huyết liên tục 24 giờ (CGM) và nắm bắt mô hình biến động đường huyết hàng ngày, kiểm tra chế độ ăn uống, lựa chọn chế phẩm insulin và xem xét số lần tiêm phù hợp. Trong nhiều trường hợp, lượng insulin cơ bản cần thiết thay đổi vào ban ngày và ban đêm và vì luôn có sẵn các chế phẩm insulin cơ bản với thời gian tác dụng khác nhau, nên việc kiểm soát đường huyết dựa trên tình trạng bệnh lý có thể được thực hiện.

Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ 2
Thai phụ khi điều trị insulin cần thực hiện đo đường huyết liên tục 24 giờ

4. Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ đối với thai phụ mắc thêm các biến chứng mạch máu nhỏ

Thông thường, trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ trước khi mang thai, do thời gian bệnh tiến triển tương đối ngắn từ khi khởi phát nên không có nhiều biến chứng mạch máu nhỏ. Mặt khác, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường di truyền có tỷ lệ khởi phát ở tuổi trẻ cao và phần lớn trường hợp có thời gian bị bệnh kéo dài nên thường có các biến chứng mạch máu nhỏ.

Trong đó bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh ngoài bị ảnh hưởng bởi sự biến động đường huyết nghiêm trọng còn chuyển biến xấu hơn khi mang thai. Trong trường hợp như vậy, cần phải kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt và cẩn thận tránh tình trạng hạ đường huyết thường xuyên. Việc làm ổn định sự biến động đường huyết cũng là một mục tiêu quan trọng nhưng bệnh nhân cũng cần liên kết với nhãn khoa để nhận hướng dẫn, tư vấn phù hợp.

Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ 3
Thai phụ nên đi kiểm tra nhãn khoa để được hướng dẫn, tư vấn phù hợp

Trường hợp thai phụ sử dụng insulin liều cao trong một thời gian dài hoặc trường hợp thai phụ bị rối loạn thần kinh tự trị dễ dàng bị hạ đường huyết không nhận thức nên các mục tiêu kiểm soát cần được đặt ra một cách linh hoạt để đảm bảo sự an toàn của người mẹ.

Ngoài ra, để có thể ổn định sự biến động đường huyết, thai phụ cần chú ý trong việc sử dụng lượng carbohydrate và cần chia nhỏ các bữa ăn cũng như bổ sung nhiều chất xơ.

Mặt khác, trong trường hợp thai phụ bị bệnh thận và chức năng thận suy giảm, sự không hoạt động của insulin và giảm tân tạo đường của thận sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở thai phụ nên cần chú ý trong việc thiết lập mục tiêu kiểm soát đường huyết.

Bạn đang xem bài viết:Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?
Điều kiện cho phép phụ nữ bị tiểu đường bị bệnh thận có thể...
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose có...
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà...
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai luôn tích cực kiểm soát...
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ...
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Khoảng 40% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khởi phát bệnh tiểu đường...
Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường