Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?

Cỡ chữ:
A A
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định axit propionic có trong các chất phụ gia sử dụng trong các loại thực phẩm chế biến khác nhau như bánh mì, bánh kẹo và phô mai có thể làm tăng nồng độ hormone trong máu, tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. 

1. Các chất phụ gia trong thực phẩm đang tăng lên hàng năm

Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa Kỳ về chất phụ gia có trong thực phẩm chế biến được công bố kèm theo dữ liệu từ một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được thực nghiệm ở chuột. Thông tin chi tiết đã được công bố trong ấn bản phát hành online của tạp chí khoa học Science Translational Medicine.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng một lượng lớn axit propionic trong thời gian dài có khả năng sẽ gây ra những bất thường trong quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân và tính kháng insulin.

Nhu cầu về các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đã được nấu chín đang tăng lên dần theo từng năm, chính vì vậy để giảm chi phí sản xuất cũng như kéo dài ngày hết hạn, rất nhiều chất phụ gia đã được sử dụng. Gần đây, tuy các đơn vị đã có xu hướng tránh sử dụng chất phụ gia nhưng vì các loại thực phẩm đa dạng với giá rẻ vẫn luôn được người tiêu dùng ưu tiên cho nên tỷ lệ gây nguy hiểm vẫn tăng theo thời gian.

Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2? 1
Chất phụ gia có rất nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn (ảnh: Internet)

Mặt khác, trên thế giới có đến hơn 400 triệu người mắc bệnh tiểu đường, đồng thời bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì cũng đang tăng lên nhanh chóng trong 50 năm qua. Theo nghiên cứu, hầu hết tình trạng này là do ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và chế độ ăn uống. Tuy các quốc gia đang nỗ lực tìm ra cách để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhưng tỷ lệ bệnh tiểu đường vẫn được dự đoán sẽ tăng 40% vào năm 2040.

Giáo sư Gokhan, khoa nghiên cứu Chuyển hóa di truyền của Đại học Y tế công cộng, Harvard cho hay: “Để chống lại bệnh béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2, chúng ta cần tìm hiểu làm thế nào để giảm mức ảnh hưởng của các các thành phần thực phẩm đến quá trình trao đổi chất của cơ thể ở cấp độ phân tử và tế bào”.

Cũng theo nghiên cứu này, axit propionic – một axit béo chuỗi ngắn tự nhiên, ngăn ngừa thực phẩm bị nấm mốc có khả năng làm tăng bài tiết hormone và tăng lượng đường trong máu.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, các chất phụ gia được sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm là một trong những nguyên nhân chính, vì vậy họ đã tiến hành nghiên cứu để xác định các phân tử này. Họ sử dụng chuột làm đối tượng thực hiện và đã nhanh chóng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm dẫn đến sự gia tăng hormone bao gồm norepinephrine, glucagon và một loại hormone glucose mới được phát hiện có tên là protein liên kết với axit béo 4 (FABP4). 

Điều này cho thấy nhiều glucose được sản xuất từ các tế bào gan, gây tăng đường huyết, đó là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, khi chuột hấp thụ một lượng axit propionic với lượng tương đương với mức tiêu thụ thông thường của con người sẽ bị tăng cân và gây ra tính kháng insulin đáng kể.

2. Thí nghiệm lâm sàng về chất axit propionic trên người cho kết quả tương tự

Để tìm hiểu về tác động ở người, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược trên 14 người khỏe mạnh.

Những người tham gia được chia thành hai nhóm: nhóm đầu tiên có chế độ ăn chứa 1g axit propionic như một chất phụ gia và nhóm còn lại có chế độ ăn có chứa giả dược. Các mẫu máu được lấy trước bữa ăn, trong vòng 15 phút sau bữa ăn và sau đó lấy cách nhau 30 phút trong vòng 4 giờ.

Khi kiểm tra ảnh hưởng của lượng axit propionic của những người tham gia, nhóm nghiên cứu đã thấy có sự tác động của chất này lên nội tiết tố ở người tương tự như ở chuột.

Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2? 2
Thực phẩm chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Các chất như norepinephrine, glucagon và FABP4 tăng đáng kể ngay sau khi ăn trong nhóm đầu tiên (nhóm có chế độ ăn uống có chứa axit propionic). Điều này chỉ ra rằng axit propionic có thể hoạt động như một chất gây rối loạn chuyển hóa đồng thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì ở người.

Axit propionic được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là chất phụ gia an toàn. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu mới về axit propionic được sử dụng trong thực phẩm và nên đề xuất thêm việc sản xuất các chất đảm bảo hơn thay thế axit propionic. 

Trong 50 năm qua, bệnh béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 đã gia tăng đáng kể. Nguyên nhân của việc này đến từ những yếu tố môi trường và chế độ ăn uống và bên cạnh đó một yếu tố cũng đáng chú ý là các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến. 

Bạn đang xem bài viết:Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?” tại Chuyên mục: “Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có đến...
Tác dụng của enzyme AMPK trong quá trình điều trị tiểu đường
Tập thể dục hoặc uống các loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin...
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Báo cáo trong các nghiên cứu trước đây có chỉ ra rằng tính kháng...
Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng...
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo, Viện...
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kobe đã lần đầu tiên công bố trên...
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Tác dụng của enzyme AMPK trong quá trình điều trị tiểu đường
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường