Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các phương pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ

Cỡ chữ:
A A
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn đầu tiên tổng hợp các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ và bệnh suy giảm nhận thức. Đồng thời kêu gọi các quốc gia hãy tích cực cải thiện lối sống, giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.

1. Chứng suy giảm nhận thức tăng gấp 3 lần trong vòng 30 năm

Theo WHO, khi tích cực áp dụng các thói quen tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm rượu bia, ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt lượng cholesterol và lượng đường trong máu… sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. 

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO cho biết: “Trong vòng 30 năm tới, số người mắc chứng mất trí nhớ trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần và chúng ta nên hành động ngay khi có thể để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ”. 

Chứng mất trí nhớ xuất phát từ các nguyên nhân như chấn thương, mắc bệnh Alzheimer và đột quỵ… Các tác nhân này sẽ tác động xấu đến quá trình hoạt động của não, ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, khả năng phân tích, tính toán, học tập, ngôn ngữ và phán đoán. 

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các phương pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ 1

Theo báo cáo, mỗi năm có khoảng 10 triệu người mất trí nhớ. Khi bệnh phát triển, não sẽ bị tổn thương, rất khó để phục hồi về trạng thái ban đầu. 

Bên cạnh đó, căn bệnh này có chi phí chữa trị lớn, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh mà còn đối với cả xã hội, gây tổn thất về mặt kinh tế. Theo dự kiến, ở Nhật, với xu hướng phát sinh rất nhiều trường hợp này có thể khiến chi phí tăng lên 220 nghìn tỷ yên Nhật vào năm 2030. Căn bệnh đang phát triển nhanh chóng và được coi là một vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng.

2. Biện pháp cải thiện làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

WHO đưa ra một số phương pháp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức như sau:

2.1. Tập thể dục và hoạt động thể chất

Đây nên là ưu tiên hàng đầu trong đời sống của mỗi người. Người cao tuổi từ 65 trở lên nên tập thể dục với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần, hoặc cường độ cao hơn là 75 phút/ tuần. Mỗi ngày, nên tập thể dục nhịp điệu liên tục trong ít nhất 10 phút.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các phương pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ 2

2.2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Các bác sĩ khuyên mọi người nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt như kê, gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt, bổ sung 400gram rau và trái cây mỗi ngày. 

Đối với những người đang hấp thụ 2.000 kcal mỗi ngày, giảm lượng đường ngọt xuống dưới 5% và lượng chất béo giảm xuống 30%. Tốt nhất nên kiểm soát thực phẩm có chứa protein như thịt bò, thịt lợn, giảm muối xuống 5g mỗi ngày. 

2.3. Kiểm soát cân nặng thích hợp với những người béo phì

Những người béo phì được khuyến khích giảm cân bằng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Chỉ số Glycemia (GI) là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm giàu chất bột đường. Ví dụ chỉ số GI là 100, lấy đó làm mức tiêu chuẩn để tính tốc độ tăng đường huyết của từng loại thực phẩm khi cùng ăn một lượng giống nhau. Có những báo cáo rằng thực phẩm có chỉ số GI thấp rất có lợi trong việc kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, người bị béo phì cũng nên chăm vận động như chạy bộ để giảm thời gian ngồi trong cuộc sống hàng ngày.

2.4. Những người bị huyết áp cao nên được điều trị thích hợp theo hướng dẫn của WHO

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc không điều trị huyết áp cao sẽ gây ra chứng mất trí. Tăng huyết áp có thể được ngăn ngừa và cải thiện bằng cách thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, chúng ta có thể kiểm soát huyết áp như tiếp nhận các điều trị của bác sĩ, uống thuốc hạ huyết áp, vì vậy việc điều trị là vô cùng quan trọng.

2.5. Những người mắc bệnh tiểu đường nên được điều trị thích hợp và tích cực cải thiện thói quen sống

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có cơ chế cụ thể chứng minh mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mất trí nhớ, tuy nhiên đã có một vài báo cáo cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mất trí cao nếu không kiểm soát đường huyết. Các biến chứng như bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc, khiếm thính và bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Tích cực kiểm soát đường huyết và điều trị cholesterol cao, huyết áp cao có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

2.6. Không hút thuốc

Hút thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn kéo theo nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức và mất trí nhớ. 

2.7. Không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm có chứa vitamin B, E, axit béo không no, vitamin tổng hợp 

2.8. Giảm mức tối đa các đồ uống có cồn

Bên cạnh các kiến nghị trên, mọi người cũng nên tạo ra nhiều mối quan hệ và nâng cao sức khỏe tinh thần. 

Đặc biệt trên thế giới, sự thiếu thốn về mặt tài chính, cơ sở vật chất trong việc chăm sóc trị liệu cho bệnh mất trí nhớ đang là vấn đề lớn. Tuy nhiên,  chúng ta có thể thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để giảm các yếu tố rủi ro gây ra chứng mất trí nhớ. WHO đang kêu gọi các nước thiết lập biện pháp để chống lại chứng mất trí nhớ.

Bạn đang xem bài viết: “Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một vài phương pháp phòng chống mất trí nhớ và tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Các nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD)...
Tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?
Nhiều người chưa hiểu rõ tiểu đường phụ thuộc insulin là gì? Vậy tiểu...
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin do nhiều yếu tố khác nhau như...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
Cảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao
Tình trạng đường huyết không ổn định, đường huyết tăng cao ở người bị tiểu...
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Nhóm thuốc ức chế DPP-4 là một loại thuốc uống điều chỉnh sự tiết...
Loại bỏ chất béo và có thể cải thiện bệnh tiểu đường loại 2
Tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Cảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường