Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường ngày càng có diễn biến phức tạp và gây nguy hiểm đến tính mạng với các biến chứng khác nhau. Nhiều bệnh nhân bị tiểu đường thường xuyên xảy ra một số tình trạng như mệt mỏi, suy nhược và thậm chí là hôn mê. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra. 

1. Các trạng thái hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra

Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường sẽ phân thành ba loại là hôn mê do nhiễm toan ceton và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê do hạ đường huyết đột ngột. Cả hai loại hôn mê đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không kịp thời điều trị. 

Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết 1

Loại hôn mê này thường xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, chỉ xuất hiện trong 24 giờ với các biểu hiện như sau hôn mê sâu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, đau bụng, thở sâu và nặng nề. Hơi thở có mùi axetone (giống mùi chất tẩy móng tay), đường huyết tăng cao >20 mmol/1, tỷ lệ tử vong cao. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc điều trị gặp vấn đề, tự bỏ thuốc, tự điều chỉnh thuốc không phù hợp, uống nhiều bia rượu… Ngoài ra còn do các nguyên nhân có thể làm bệnh nặng hơn như nhiễm trùng, chấn thương, có thai, ỉa chảy mất nước…

 1.2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Loại hôn mê này thường xảy ra đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, khó nhận biết hơn vì chỉ có các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn như tiểu nhiều, khát nước, sụt cân từ vài ngày trước khi nhập viện. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng đường máu của bệnh nhân tăng dần dẫn đến đi tiểu nhiều (nước tiểu màu vàng hoặc vàng sậm), khát nước, và sụt cân, các triệu chứng thần kinh ban đầu như thờ ơ, yếu/liệt nhẹ nửa người, giảm/mất thị lực một bên, tinh thần chậm chạp rồi dần dần đi vào hôn mê. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc sau phẫu thuật, tai biến mạch não, bị nôn nhiều, phân lỏng.

1.3. Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột

Đây thường là giai đoạn nặng của hạ đường huyết, có thể xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước nhưng ít gặp, có thể xuất hiện nối tiếp các triệu chứng có trước nhưng không được điều trị kịp thời.

Hôn mê hạ đường huyết xuất phát từ việc không được theo dõi đầy đủ, quá liều insulin hoặc sulphonylurea, ăn uống không đều đặn, chán ăn; nôn, gắng sức nhiều, chức năng gan hoặc thận suy giảm, và/hoặc uống rượu.

Khi cấp cứu cần xác định tình trạng hạ đường huyết có kéo dài hay không, để ngăn chặn hôn mê hạ đường huyết, cần điều trị mọi trường hợp đường huyết dưới 4 mmol/L.

Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết 1

2. Các biện pháp phòng ngừa hôn mê do bệnh tiểu đường

Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân trên. Khi gặp các trường hợp này cần kịp thời đưa đi bệnh viện, các cơ sở y tế. 

2.1. Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết chính là cơ sở để người bệnh nắm rõ tình hình bệnh của bản thân chính vì vậy phải duy trì việc kiểm tra định kỳ đường huyết.

Khi xuất hiện các triệu chứng như khát nước, ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu kiến bu, sút cân, chán ăn buồn nôn… phải lập tức đi khám.

Kiểm tra xeton khi lượng đường trong máu cao. Kiểm tra xeton nước tiểu khi lượng đường trong máu trên 240 mg / dL (13 mmol / L). Nếu có số lượng lớn xeton hay vẫn còn, cần phải liên hệ bác sĩ, đặc biệt các trường hợp xeton lớn và ói mửa lập tức đi bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

Mọi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết cần được điều trị ngay để hồi phục đường huyết về mức bình thường. Cẩn thận với hạ đường huyết vào ban đêm sau tập thể dục, nếu sử dụng insulin hoặc sulfonylurea.

Kiểm tra xeton nếu đường huyết cao trong bệnh tiểu đường tuýp 1, đường huyết 11 mmol/L trở lên là dấu hiệu của tăng nguy cơ DKA.

Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết 2

 

2.3. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Không chỉ riêng bệnh tiểu đường mà các bệnh khác cũng cần phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, các đơn thuốc đã được chỉ định. 

Tuyệt đối không tự ý điều trị, mua thuốc, giảm bớt hoặc tăng thuốc. Việc làm này càng làm tăng nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường vì khả năng sẽ làm đường huyết tăng đột ngột, hạ đường huyết, một vài loại insulin có cơ chế hạ đường huyết khác nhau. Chính vì vậy phải có sự tư vấn của bác sĩ, chuẩn bị thuốc bên cạnh đảm bảo duy trì trong thời gian dài. 

2.4. Duy trì chế độ ăn đảm bảo

Cần có chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Nên ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường. Không nên hoạt động thể lực quá mức.

Bạn đang xem bài viết:Nguy cơ hôn mê do bệnh tiểu đường gây ra và những điều cần biết” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
“Bệnh nhân có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như nhồi máu cơ...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Mới đây, Hiệp hội cao huyết áp Nhật Bản (The Japanese Society of Hypertension)...
Bệnh động mạch vành ở người tiểu đường
Bệnh động mạch vành thuộc nhóm biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu...
Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý
“Triple risk” tên gọi của “chuỗi ba bệnh nguy hiểm” bao gồm huyết áp...
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Khi được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường hoang mang...
Kiểm soát 5 yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh động mạch vành ở người tiểu đường
Huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu – “Chuỗi ba bệnh nguy hiểm” cần được chú ý
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường