Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?

Cỡ chữ:
A A
Tập thể dục với các môn thể thao lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Duy trì thói quen tập thể dục ở người mắc bệnh tiểu đường giúp kiểm soát và cải thiện đường huyết, tốt cho tim mạch, tăng cường sức khỏe…

Đối với một người khỏe mạnh bình thường, duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục phù hợp với thể trạng là một trong những điều được hầu hết các bác sĩ khuyến khích. Việc tập thể dục thường xuyên cho một ngày làm việc và hoạt động đầy năng lượng. Còn đối với người mắc bệnh tiểu đường, duy trì thói quen tập thể dục ở người mắc bệnh tiểu đường là một yêu cầu thiết yếu. 

1. Lưu ý khi người bị bệnh tiểu đường tập thể dục

Duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường cũng cần căn cứ vào thời gian vận động và các yếu tố như tình hình bệnh, quá trình điều trị. Tuy nhiên có một vấn đề cần được quan tâm thường xuyên hơn đó chính là chỉ số đường huyết

Tốt nhất là phải làm quen với đường trong máu sẽ phản ứng như thế nào khi bạn tập luyện thường xuyên, trước khi tập và sau khi tập nên kiểm tra nồng độ đường trong máu. Hãy ghi nhớ một số lưu ý sau để tập thể dục phù hợp và hiệu quả hơn: 

1.1. Đo đường huyết thường xuyên

Trước khi chọn bất kỳ một môn rèn luyện, vận động nào hãy viết ra các mốc thời gian bạn định tập, thời gian kết thúc tập. Nếu quan sát đường huyết tăng cao, nên kết hợp với chế độ ăn uống và lập kế hoạch cụ thể. 

Bạn cũng nên sử dụng một chiếc máy đo đường huyết trước và sau khi tập để kiểm soát tốt hơn các chỉ số cần thiết. 

1.2. Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp

Khi tập thể dục, người tiểu đường phải chú ý nếu đường huyết giảm xuống thấp, hãy bổ sung ngay các thực phẩm nhiều calo như sữa, bánh, bơ… giúp cân bằng chỉ số đường huyết nhanh chóng.

1.3. Thời gian tập thể dục

Ban đầu, khi bắt đầu tập luyện một môn vận động mới, bạn phải cho bản thân có thời gian thích nghi. Thay vì cố gắng tập một cách không ngừng nghỉ, hãy ăn kèm một số các món ăn cân bằng tinh bột tốt cho tiểu đường. Không nên tập khi lượng đường trong máu cao. 

Các bác sĩ khuyến cáo, muốn duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường nên tập vào buổi sáng, lúc này cơ thể có nhiều năng lượng, chỉ số đường huyết cũng cân bằng, các bài tập nhẹ nâng dần sẽ tốt cho mức đường huyết ổn định cả ngày. 

Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt? 0
Ảnh: Internet

1.4. Đừng tập thể dục khi ăn nhiều

Người bệnh không nên ăn quá no trước khi tập, thời điểm thích hợp là khi dạ dày còn trống. Quá trình vận động giúp đốt cháy lượng chất béo. Buổi sáng khi chưa ăn, năng lượng của cơ thể sau một đêm được cung cấp từ glucose, quá trình tập luyện lúc này hoàn toàn có thể lấy đi chất béo làm nhiên liệu thay thế.

1.5. Cung cấp đủ nước

Nước là một loại thức uống được khuyến khích uống nhiều ngay cả khi bạn không tập thể dục. Nếu bạn bị mất nước nồng độ glucose sẽ tăng dẫn đến huyết áp cao, đi tiểu nhiều và mất nước nhiều. Người tiểu đường khi tập thể dục nên bổ sung nước trước, trong và sau khi tập, đảm bảo nguồn đường được nạp nhanh, nếu mức đường huyết xuống thấp phải bổ sung ngay.

1.6. Tham khảo tư vấn của bác sĩ

Khi có ý định tạo một kế hoạch tập thể dục, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ vì hầu hết trong quá trình này đều đang sử dụng thuốc tiểu đường, huyết áp.. Việc xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sẽ giúp giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng, các vấn đề về xương khớp, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên nên tập bài nào là an toàn, tránh các động tác như thế nào kèm theo đó là các vấn đề y khoa cần thiết. 

Khi đi khám, người bệnh cũng nên soi đáy mắt để bác sĩ biết được kế hoạch thể chất đang được xây dựng có ảnh hưởng đến võng mạc hay điều tiết nước mắt không. 

2. Duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường như thế nào?

Có rất nhiều cách để thiết lập một thói quen tập thể dục đối với người bị bệnh tiểu đường, bao gồm những chi tiết nhỏ nhất về thời gian, số lượng bài tập, số lượng người tập cùng..

2.1. Nên tập các bài tập nhỏ

Các bài tập quá sức vận động sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, điều này đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường. Lời khuyên được đưa ra là nên chọn các bài tập liên quan đến bước chân trước, sau đó tăng số lần bước đi theo ngày. Theo một số báo cáo, mỗi ngày nên đi bộ 2500 bước để có thể ổn định chỉ số đường huyết, huyết áp. 

Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt? 1
Ảnh: Internet

2.2. Thay đổi các bài tập khác nhau trong quá trình tập luyện

Người bị bệnh tiểu đường nên kết hợp các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh. Ví dụ như đi bộ, bơi, nhảy… tăng khả năng chịu đựng. Một số bài tập giúp rèn luyện sức mạnh sẽ là các bài tập cần trọng lượng, đàn hồi, có sự hỗ trợ của các dụng cụ, thiết bị. Bên cạnh đó có thể kết hợp cải thiện tính linh hoạt, hãy kết hợp các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng và yoga.

2.3. Chọn môn vận động yêu thích

Trên thực tế khi vận động cũng là thời điểm tinh thần thoải mái nhất, việc chọn một môn vận động mình yêu thích sẽ hỗ trợ tốt cho người bị bệnh tiểu đường tập thể dục. Ban đầu có thể lựa chọn các hoạt động ít tài chính hơn, sau đó khi đã làm quen có thể thay đổi sang các môn tập khác. Gợi ý cho bạn đó là hãy thử các bài tập online, tham gia các lớp yoga và các môn thể dục dưới nước. 

2.4. Rủ thêm bạn cùng tập

Tập thể dục một mình đôi khi sẽ bị nhanh chán vì vậy hãy thử tập chung cùng bạn bè, đôi khi họ cũng sẽ giúp bạn nhắc nhở về kế hoạch và việc kiểm tra đường huyết khi tập. Các lớp yoga thường có các giáo viên hướng dẫn vừa phù hợp, vừa an toàn cho người bệnh tiểu đường. 

2.5. Học cách lắng nghe cơ thể

Đừng ép bản thân mình phải tập với cường độ mạnh, nếu cảm thấy đau hãy dừng lại vì đối với người tiểu đường, bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Nếu bạn thấy chóng mặt hoặc thở dốc hoặc đau ngực mà không đỡ khi bạn nghỉ ngơi, hãy gọi cấp cứu ngay.

Như vậy những gợi ý về cách duy trì thói quen tập thể dục ở người mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh xây dựng được kế hoạch tập luyện phù hợp và an toàn cho việc điều trị bệnh.

Bạn đang xem bài viết: “Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường
Tiểu đường có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức...
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương...
Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?
Vừa mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường là khả năng hoàn toàn có...
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh...
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Trung tâm Y tế Tuổi thọ Sức khỏe Tokyo đã tiến hành phân tích...
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
Thói quen kéo dài thời gian ngủ trưa đã được công bố là tăng...
Thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường
Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường