Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục phù hợp với thể trạng là một trong những điều được hầu hết các bác sĩ khuyến khích. Việc tập thể dục thường xuyên cho một ngày làm việc và hoạt động đầy năng lượng. Còn đối với người mắc bệnh tiểu đường, duy trì thói quen tập thể dục ở người mắc bệnh tiểu đường là một yêu cầu thiết yếu.
Danh mục nội dung
1. Lưu ý khi người bị bệnh tiểu đường tập thể dục
Duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường cũng cần căn cứ vào thời gian vận động và các yếu tố như tình hình bệnh, quá trình điều trị. Tuy nhiên có một vấn đề cần được quan tâm thường xuyên hơn đó chính là chỉ số đường huyết.
Tốt nhất là phải làm quen với đường trong máu sẽ phản ứng như thế nào khi bạn tập luyện thường xuyên, trước khi tập và sau khi tập nên kiểm tra nồng độ đường trong máu. Hãy ghi nhớ một số lưu ý sau để tập thể dục phù hợp và hiệu quả hơn:
1.1. Đo đường huyết thường xuyên
Trước khi chọn bất kỳ một môn rèn luyện, vận động nào hãy viết ra các mốc thời gian bạn định tập, thời gian kết thúc tập. Nếu quan sát đường huyết tăng cao, nên kết hợp với chế độ ăn uống và lập kế hoạch cụ thể.
Bạn cũng nên sử dụng một chiếc máy đo đường huyết trước và sau khi tập để kiểm soát tốt hơn các chỉ số cần thiết.
1.2. Bổ sung thực phẩm khi đường huyết xuống thấp
Khi tập thể dục, người tiểu đường phải chú ý nếu đường huyết giảm xuống thấp, hãy bổ sung ngay các thực phẩm nhiều calo như sữa, bánh, bơ… giúp cân bằng chỉ số đường huyết nhanh chóng.
1.3. Thời gian tập thể dục
Ban đầu, khi bắt đầu tập luyện một môn vận động mới, bạn phải cho bản thân có thời gian thích nghi. Thay vì cố gắng tập một cách không ngừng nghỉ, hãy ăn kèm một số các món ăn cân bằng tinh bột tốt cho tiểu đường. Không nên tập khi lượng đường trong máu cao.
Các bác sĩ khuyến cáo, muốn duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường nên tập vào buổi sáng, lúc này cơ thể có nhiều năng lượng, chỉ số đường huyết cũng cân bằng, các bài tập nhẹ nâng dần sẽ tốt cho mức đường huyết ổn định cả ngày.
1.4. Đừng tập thể dục khi ăn nhiều
Người bệnh không nên ăn quá no trước khi tập, thời điểm thích hợp là khi dạ dày còn trống. Quá trình vận động giúp đốt cháy lượng chất béo. Buổi sáng khi chưa ăn, năng lượng của cơ thể sau một đêm được cung cấp từ glucose, quá trình tập luyện lúc này hoàn toàn có thể lấy đi chất béo làm nhiên liệu thay thế.
1.5. Cung cấp đủ nước
Nước là một loại thức uống được khuyến khích uống nhiều ngay cả khi bạn không tập thể dục. Nếu bạn bị mất nước nồng độ glucose sẽ tăng dẫn đến huyết áp cao, đi tiểu nhiều và mất nước nhiều. Người tiểu đường khi tập thể dục nên bổ sung nước trước, trong và sau khi tập, đảm bảo nguồn đường được nạp nhanh, nếu mức đường huyết xuống thấp phải bổ sung ngay.
1.6. Tham khảo tư vấn của bác sĩ
Khi có ý định tạo một kế hoạch tập thể dục, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ vì hầu hết trong quá trình này đều đang sử dụng thuốc tiểu đường, huyết áp.. Việc xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sẽ giúp giảm các nguy cơ xảy ra biến chứng, các vấn đề về xương khớp, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên nên tập bài nào là an toàn, tránh các động tác như thế nào kèm theo đó là các vấn đề y khoa cần thiết.
Khi đi khám, người bệnh cũng nên soi đáy mắt để bác sĩ biết được kế hoạch thể chất đang được xây dựng có ảnh hưởng đến võng mạc hay điều tiết nước mắt không.
2. Duy trì thói quen tập thể dục ở người bị bệnh tiểu đường như thế nào?
Có rất nhiều cách để thiết lập một thói quen tập thể dục đối với người bị bệnh tiểu đường, bao gồm những chi tiết nhỏ nhất về thời gian, số lượng bài tập, số lượng người tập cùng..
2.1. Nên tập các bài tập nhỏ
Các bài tập quá sức vận động sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, điều này đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường. Lời khuyên được đưa ra là nên chọn các bài tập liên quan đến bước chân trước, sau đó tăng số lần bước đi theo ngày. Theo một số báo cáo, mỗi ngày nên đi bộ 2500 bước để có thể ổn định chỉ số đường huyết, huyết áp.
2.2. Thay đổi các bài tập khác nhau trong quá trình tập luyện
Người bị bệnh tiểu đường nên kết hợp các bài tập aerobic và rèn luyện sức mạnh. Ví dụ như đi bộ, bơi, nhảy… tăng khả năng chịu đựng. Một số bài tập giúp rèn luyện sức mạnh sẽ là các bài tập cần trọng lượng, đàn hồi, có sự hỗ trợ của các dụng cụ, thiết bị. Bên cạnh đó có thể kết hợp cải thiện tính linh hoạt, hãy kết hợp các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng và yoga.
2.3. Chọn môn vận động yêu thích
Trên thực tế khi vận động cũng là thời điểm tinh thần thoải mái nhất, việc chọn một môn vận động mình yêu thích sẽ hỗ trợ tốt cho người bị bệnh tiểu đường tập thể dục. Ban đầu có thể lựa chọn các hoạt động ít tài chính hơn, sau đó khi đã làm quen có thể thay đổi sang các môn tập khác. Gợi ý cho bạn đó là hãy thử các bài tập online, tham gia các lớp yoga và các môn thể dục dưới nước.
2.4. Rủ thêm bạn cùng tập
Tập thể dục một mình đôi khi sẽ bị nhanh chán vì vậy hãy thử tập chung cùng bạn bè, đôi khi họ cũng sẽ giúp bạn nhắc nhở về kế hoạch và việc kiểm tra đường huyết khi tập. Các lớp yoga thường có các giáo viên hướng dẫn vừa phù hợp, vừa an toàn cho người bệnh tiểu đường.
2.5. Học cách lắng nghe cơ thể
Đừng ép bản thân mình phải tập với cường độ mạnh, nếu cảm thấy đau hãy dừng lại vì đối với người tiểu đường, bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của cơ thể cũng gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Nếu bạn thấy chóng mặt hoặc thở dốc hoặc đau ngực mà không đỡ khi bạn nghỉ ngơi, hãy gọi cấp cứu ngay.
Như vậy những gợi ý về cách duy trì thói quen tập thể dục ở người mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh xây dựng được kế hoạch tập luyện phù hợp và an toàn cho việc điều trị bệnh.
Bạn đang xem bài viết: “Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)