Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Cỡ chữ:
A A
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ em để bố mẹ có thể chăm sóc con của mình tốt nhất, cũng như lựa chọn các vấn đề ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho con. 

Hỏi: Con tôi vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Chúng tôi nên làm gì?

Trả lời: Anh/chị nên tham khảo những loại sách viết về điều trị và sinh hoạt. Ở đây chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên về mặt tinh thần. 

Cha mẹ có con mắc bệnh tiểu đường dễ có suy nghĩ dành thời gian an ủi và buồn bã vì bệnh tình của con mà quên đi rằng cần phải bắt tay ngay vào việc phải quản lý chế độ ăn uống và việc tiêm insulin cho con. Trong khi đó bản thân con cái thì không hiểu gì về bệnh cũng như không có suy nghĩ tự bảo vệ bản thân. Có một số trường hợp được hỏi “Con có thấy có gì khó khăn không”, thì trẻ trả lời là không hiểu tiểu đường là gì?

Khi đứa trẻ thường xuyên bị những người xung quanh cảm thấy đáng thương, dần dần con sẽ có suy nghĩ “mình thật đáng thương”, và đây là điều không tốt về tâm lý. Bố mẹ hãy thay đổi suy nghĩ, đừng nên bao bọc hay can thiệp quá nhiều tới cuộc sống của con. Nếu như con có anh chị em, đừng phân biệt đối xử nếu anh chị em của con không mắc bệnh. Ngoài ra, điều quan trọng nhất trong kiểm soát bệnh tiểu đường là việc bố mẹ chấp nhận rằng con mình đang bị bệnh. 

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em 1
Bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý khi gặp ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Hỏi: Bệnh nhi nên lưu ý những gì khi mắc bệnh tiểu đường?

Trả lời: Một số bệnh nhi vẫn có thể hoạt động thể thao với cường độ mạnh như mỗi ngày bơi 3-4 tiếng để tập luyện cho kỳ olympic, có cả những đứa trẻ tập luyện thể thao 3 môn phối hợp. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu như trẻ không thể kiểm soát được mức đường huyết của mình thì sẽ gặp nhiều khó khăn do trong đời sống hằng ngày. 

Hỏi: Tại sao có sự khác biệt giữa một đứa trẻ kiểm soát đường huyết tốt và một đứa trẻ kiểm soát đường huyết kém?

Trả lời: Những đứa trẻ mà càng không chấp nhận bệnh, mặc kệ bệnh thì sẽ càng khó kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, cũng có nhiều đứa trẻ biết rằng mình đang bị bệnh nên chúng có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Ví dụ: Có một cô bé mắc tiểu đường được 6 năm và chỉ số HbA1c luôn giữ ở khoảng 10%. Vào ngày phỏng vấn cho kì thi đầu vào của trường cấp 3, cô bé đã kể câu chuyện về bệnh của mình. Thật bất ngờ là cô bé đã đỗ vòng phỏng vấn, đây chính là lý do giúp cô bé tự tin hơn vào bản thân mình và kể từ đó có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hỏi: Có sự khác biệt nào trong chế độ ăn kiêng tiểu đường của trẻ so với chế độ ăn của người lớn không?

Trả lời: Trẻ con cần hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lượng calo cần cho 1 ngày được tính theo công thức: 1000+ (số tuổi) x 100. Tùy vào vóc dáng cơ thể mà lượng ăn vào có thể nhiều hơn hay ít hơn số calo cần thiết, nhưng để trẻ phát triển, cần phải ăn nhiều hơn. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị của con. Tuy nhiên, con không cần phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nào cả. 

Hỏi: Con có phải ăn vào một giờ nhất định không?

Trả lời: Có thể ăn trước hoặc sau giờ ăn đã quy định khoảng 1 tiếng. Thực tế, rất khó để hàng ngày có thể ăn 3 bữa vào đúng một giờ nhất định. Ví dụ, vào ngày nghỉ, con thường muốn ngủ thêm. Chúng ta không thể bắt con dậy, tiêm insulin rồi ăn cho đúng giờ như mọi ngày rồi sau đó con lại lên giường ngủ tiếp. Tuy nhiên, nếu như đường huyết của con thay đổi đột ngột do bữa ăn không đúng giờ đã quy định thì cần phải cân nhắc đến cách cho con ăn đúng giờ. 

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em 0
Cần phải thường xuyên kiểm tra chỉ số ở trẻ mắc bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Hỏi: Việc nhịn ăn sáng có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Về nguyên tắc, con phải ăn để tiêm. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây, có hơn nửa số học sinh trung học bỏ bữa sáng. Nếu như con không thể dậy sớm và ăn sáng, bố mẹ có thể chuẩn bị sẵn cơm nắm, tiêm ở nhà rồi mang đồ ăn đến trường ăn. Trong những trường hợp sau, không nên thực hiện theo cách đó vì có thể gây tụt huyết áp:

(1) Đang sử dụng insulin loại tác dụng siêu nhanh

(2) Đang sử dụng insulin loại tác dụng nhanh nhưng đường từ nhà tới trường mất hơn 30 phút

(3) Đường huyết vào buổi sáng thấp.

Ngoài ra, nếu con đang áp dụng phương pháp tiêm 4 lần (3 bữa ăn và trước khi đi ngủ) thì sáng dậy không cần tiêm, có thể tới trường tiêm rồi sau đó ăn sáng. 

Hỏi: Con có bắt buộc phải kiêng bánh ngọt không?

Trả lời: Không cần. Đương nhiên là trong 1 năm sẽ có 1 ngày đặc biệt, trong một dịp đặc biệt nào đó nên con có thể dành 1 ngày để làm điều mình thích. Nhưng vì ăn bánh ngọt sẽ khiến đường huyết tăng nên đừng quên tiêm insulin loại tác dụng siêu nhanh hoặc loại tác dụng nhanh với liều nhiều hơn bình thường một chút. 

Gần đây, người ta khám phá ra rằng trong số những người phải ăn kiêng nghiêm khắc ở tuổi dậy thì, có nhiều người mắc chứng rối loạn ăn uống sau khi đã dậy thì. Đây chính là kết quả của việc hồi nhỏ hay bị người lớn cấm không cho ăn cái này cái kia. Khi bị bệnh, không phải là kiêng tất cả mọi thứ mà lúc nào muốn ăn đồ ăn nào quá, có thể tiêm thêm insulin, hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ.    

Hỏi: Vào ngày con đi học thêm, nên điều chỉnh bữa ăn và lượng insulin cho con như thế nào? 

Trả lời: Bố mẹ không nên để con ăn tối muộn quá. Nếu bố mẹ đang áp dụng tiêm 1 ngày 4 lần cho con, có thể cho con ăn 1 ít trước khi đi học để tiêm (nếu ăn ⅔ lượng thức ăn so với bình thường thì chỉ tiêm ⅔ lượng insulin thường tiêm). Sau khi con đi học về cho con ăn thêm một ít rồi tiêm lượng tương đương với lượng con đã ăn. Ngoài ra, nếu lớp học của con bắt đầu sớm, có thể cho con ăn nhẹ rồi sau khi con đi học mới tiêm. 

Tuy nhiên, cách xử lý còn tùy thuộc vào thời gian và khoảng cách tới lớp học, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Hỏi: Trong 1 ngày nên đo đường huyết mấy lần?

Trả lời: Không có quy định nào về việc đo 1 ngày mấy lần. Khi trẻ còn nhỏ, có mẹ sẽ đo đường huyết cho con khoảng 3-4 lần/ngày, khi con lớn lên sẽ chỉ còn đo khoảng 2 lần/ngày. Điều quan trọng là cách xử lý khi đường huyết lên cao quá mức, sau đó tìm ra nguyên nhân để từ sau có thể kiểm soát tốt hơn.

Hỏi: Có phải nếu tăng lượng insulin thì cân nặng sẽ tăng?

Trả lời: Insulin không làm con tăng cân, mà chính việc tăng lượng insulin khiến con ăn nhiều hơn mới dẫn đến tăng cân. Nếu giảm lượng insulin cần tiêm vào cơ thể, đường huyết sẽ tăng, glucose không được sử dụng nên sẽ gầy đi. Tuy nhiên đây là gầy do bệnh nên không hề tốt. Vì vậy, để con phát triển khỏe mạnh, cần phải cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng và tiêm đủ lượng insulin.

Hỏi: Tôi nên cho con bắt đầu điều trị bằng vận động từ mấy tuổi?

Trả lời: Về cơ bản, trẻ nhỏ chưa cần phải áp dụng điều trị bằng vận động. Con chỉ cần vui chơi khỏe mạnh tại trường mẫu giáo hoặc tại trường tiểu học là được. Không cần phải quy định con một ngày phải đi đủ bao nhiêu bước, cũng không cần phải giới hạn vận động hay vui chơi cho con. Tuy nhiên, vào những ngày ít vận động hơn, đường huyết sẽ có thể tăng, nên bố mẹ cần cân nhắc tăng lượng insulin tiêm cho con. Khi con vào cấp 2, có thể con sẽ chỉ ở nhà nhiều hơn, khi đó bố mẹ nên động viên con ra ngoài vận động và chơi thể thao.

Hỏi: Trẻ bị tiểu đường có thể trở thành vận động viên thể thao hay không?

Trả lời: Hiện nay có nhiều vận động viên thể thao mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Trong các môn thể thao, bóng đá là môn thi đấu khá vất vả nên không thể tránh khỏi hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu con có thể tự kiểm soát tốt đường huyết của mình, thậm chí trẻ còn có thể trở thành cầu thủ giỏi.

Hỏi: Gần đây, lượng insulin con cần sử dụng đang nhiều lên, có phải bệnh của con đang nặng hơn không?

Trả lời: Lượng insulin mà cơ thể cần sẽ tăng theo sự phát triển của cơ thể con. Insulin là hormon cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, có tác dụng đưa glucose vào cơ thể nên trẻ ở tuổi dậy thì sẽ cần một lượng insulin tăng dần. Điều này không có nghĩa bệnh của con nặng hơn. 

Bạn đang xem bài viết: “Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc để bổ sung GLP-1...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Bên cạnh các yếu tố về ăn uống, sinh hoạt thì yếu tố thời...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng người thu nhập thấp hơn có nguy...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Những điều người bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát bệnh vào mùa lạnh
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường