7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅
Theo một vài nghiên cứu cho thấy chỉ tầm 40% bệnh nhân tiểu đường có ý thức tập thể dục thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt hơn. Số còn lại vẫn duy trì các thói quen không tốt và lười vận động. Trong khi vận động khoa học lại là liều thuốc vô cùng quan trọng để cải thiện được mức độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp hạ lượng đường huyết trong máu và giảm cân hiệu quả. Bạn nên thực hiện song song giữa phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và những bài tập nhẹ nhàng dưới đây.
Danh mục nội dung
1. Đi bộ
Bài tập đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục cho người tiểu đường quen thuộc. Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giải phóng được năng lượng. Khi hoạt động cơ bắp sẽ giúp kích thích được quá trình vận chuyển của đường từ máu vào tế bào, đồng thời làm chỉ số đường huyết hạ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
Để có hiệu quả bạn nên duy trì đi bộ kéo dài tầm 50 phút trở lên. Khi đã lựa chọn phương pháp này rồi thì bạn hãy chuẩn bị 1 đôi giày thật thoải mái, vừa vặn, và tập với tần suất là 3 ngày mỗi tuần. Bạn hãy tập thêm các bài tập thể dục cho người tiểu đường khác để cho hiệu quả tối ưu.
2. Bài tập thái Cực quyền
Nhiều năm gần đây, những bài tập thái cực quyền được xem như là một viên linh đan giúp kéo dài thời gian tuổi thọ và cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho rằng, thái cực quyền là bài tập thể dục cho người bệnh tiểu đường.
Khi bệnh nhân đái tháo đường tập thái cực quyền sẽ giúp cải thiện sự cân bằng, bảo vệ các dây thần kinh khỏi biến chứng nguy hiểm về dây thần kinh.
3. Tập gym giúp tiêu hao năng lượng nhanh nhất
Tập gym với mức cường độ cao sẽ làm cho khối lượng cơ bắp của cơ thể bạn tăng lên đáng kể. Chính vì vậy tập gym rất có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường do khi khối lượng cơ lớn tương đương với việc nhu cầu về năng lượng sẽ cao hơn với người bình thường không tập thể hình. Do thế nên các bài tập gym sẽ giúp bạn hạ đường huyết cực nhanh và hiệu quả.
Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường không nên tập gym mà không có huấn luyện viên chuyên nghiệp. Bạn cũng không nên cố tập liên tục mà tập xen kẽ 1 ngày và nghỉ 1 ngày để cơ bắp có thời gian để phục hồi.
4. Nhảy múa và khiêu vũ
Khi nhảy múa hay khiêu vũ vừa tốt cho cơ thể của bạn lại còn giúp cải thiện được trí nhớ do khi tập luyện sẽ thường xuyên phải nhớ nhiều động tác. Chính vì vậy nhảy múa vui vẻ, nhẹ nhàng rất tốt cho người tiểu đường.
Tập nhảy vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả lại giúp con người linh hoạt, cũng như kiểm soát được lượng đường huyết và giảm tải căng thẳng thần kinh. Những người phải hạn chế tập luyện cũng có thể tập các bài nhảy nhẹ nhàng. Mọi đối tượng đều có thể tập bài tập này. Theo thống kê 1 người trưởng thành nặng 68kg sẽ đối cháy được 150 calo trong vòng 30 phút luyện tập.
5. Yoga – Bài tập hiệu quả giúp ổn định đường huyết
Lợi ích của yoga trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện được chức năng thần kinh đáng kể khi tập yoga. Yoga còn giúp giảm được mỡ thừa cho cơ thể và chống lại sự đề kháng Insulin ở bệnh nhân tiểu đường gây ra.
Tương tự như thái cực quyền, yoga cũng là 1 “liều thuốc tinh thần” tốt cho những người bệnh tiểu đường bị căng thẳng kéo dài.
Người tiểu đường nên xem ngay Các biến chứng của bệnh tiểu đường để phòng ngừa
6. Bài tập bơi lội tốt cho người tiểu đường bị biến chứng xương khớp
Không giống như các bài tập thể dục cho người bệnh tiểu đường khác thì bài tập bơi lội giúp toàn thân được vận động. Bài tập này sẽ giúp cho người tiểu đường bị biến chứng xương khớp do trong bơi lội, cơ thể con người sẽ được nước nâng đỡ, đồng thời giảm trọng lực lên toàn bộ khớp xương.
Bạn cần cẩn trọng khi tham gia bơi lội, nếu không sẽ bị chấn thương bàn chân. Bởi vì dù chỉ có 1 vết xước nhỏ cũng rất dễ bị nhiễm trùng và cực khó phục hồi so với người bình thường dẫn tới cụt chân.
Hướng dẫn Chăm sóc bàn chân tiểu đường đúng cách
7. Đạp xe
Môn thể thao đạp xe này khá phù hợp với các bệnh nhân tim mạch. Bạn chỉ cần 1 chiếc xe đạp bền bỉ là có thể dễ dàng thực hiện bài tập đó. Nếu bạn không muốn ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và bạn có điều kiện thì nên chuẩn bị 1 chiếc xe đạp cố định để tập luyện ngay trong nhà.
Khi đạp xe bạn sẽ tăng cường được lượng máu lưu thông về chân, bảo vệ được đôi chân trước các tác động tiêu cực của bệnh đái tháo đường. Lợi ích tuyệt vời này khó có loại thuốc nào có thể làm được.
Lưu ý để tập luyện an toàn
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia tập luyện bài tập thể dục cho người tiểu đường nào để đảm bảo về tính an toàn và phù hợp với bệnh tình. Nếu chọn các môn thể dục cần hoạt động lâu dài thì bạn nên thực hiện tốc độ chậm rãi trước để cơ thể thích nghi dần dần
– Kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi tập cho tới khi bạn nắm rõ được cơ thể mình phản ứng với các bài tập thế nào.
– Cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2, đều phải đảm bảo lượng đường huyết luôn thấp hơn 250mg/dl trước lúc tập. Đối với đái tháo đường tuýp 1, tập thể dục khi nồng độ đường trong máu cao hơn 250mg/dl có thể có nguy cơ dẫn tới chứng nhiễm axit xeton – làm suy giảm lượng insulin và có thể đe dọa tính mạng.
– Khởi động 5 phút trước khi tập và sau khi hoàn thành bài tập, bạn hãy dành thêm 5 phút để thả lỏng cơ thể.
– Uống đủ nước trước, trong và sau quá trình tập để bạn tránh gặp tình trạng mất nước.
– Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ giai đoạn nào của việc hạ đường huyết. Luôn mang theo những thứ có thể giúp tăng đường huyết như kẹo cứng, thuốc đường hoặc 100ml nước ép hoa quả.
– Đeo máy theo dõi sức khỏe để đề phòng trường hợp khẩn cấp, dịch vụ cấp cứu có thể áp dụng các phương pháp chữa trị thích hợp và kịp thời cho bạn.
– Để phòng các trường hợp nguy kịch thì bạn nên mang theo điện thoại khi đi tập.
– Không nên tập bài tập thể dục hiệu quả cho người bệnh tiểu đường trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh.
– Sử dụng loại giày và tất chân phù hợp với bài tập để bảo vệ chân an toàn.
Dù là bạn chọn lựa bất kỳ bài tập thể dục cho người tiểu đường nào trong các bài tập ở trên thì bạn cũng nên duy trì bền bỉ. Để thực hiện được điều đó, bạn cũng có thể lựa chọn người đồng hành để nỗ lực vượt qua khó khăn, mệt mỏi trong quá trình luyện tập. Hãy kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để đo lường hiệu quả tập luyện.
Tìm hiểu về: