Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc

Cỡ chữ:
A A
Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK), 1/3 số bệnh nhân tiểu đường có cảm nhận là “Thiếu sự thấu hiểu và hỗ trợ tại nơi làm việc”. Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) đã khởi động một chiến dịch nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa điều trị bệnh tiểu đường và công việc.

1. Một trong sáu bệnh nhân tiểu đường trả lời “Bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc”

Nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt và không có biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra, trong nhiều trường hợp bệnh tiểu đường không gây cản trở công việc. Vẫn có những người hoạt động như vận động viên chuyên nghiệp và có người làm phi công máy bay dù vẫn đang điều trị bệnh tiểu đường. Thủ tướng Anh cũng là bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.

Mặc dù bị bệnh tiểu đường nhưng nếu kiểm soát tốt cũng có thể duy trì mọi hoạt động như người bình thường.

Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) đang triển khai các chiến dịch để nâng cao sự thấu hiểu về bệnh tiểu đường tại nơi làm việc, thiết lập sự cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 1
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sống và làm việc như người bình thường (ảnh: Internet)

Theo khảo sát của Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK), 1/3 số người đang sống với bệnh tiểu đường cảm thấy rằng “Thiếu sự thấu hiểu và hỗ trợ tại nơi làm việc” đối với bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cứ 6 người thì có 1 người trả lời “bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc” vì bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, tỷ lệ người nói rằng “Sẽ không công khai bệnh tiểu đường của mình tại nơi làm việc” đã tăng lên 7%. Và cứ trong 4 người thì có 1 người trả lời “cần nghỉ ngơi định kỳ để xét nghiệm và điều trị.

2. Hiểu sai về bệnh tiểu đường gây căng thẳng thần kinh

Tiểu đường là một căn bệnh phức tạp với nhiều triệu chứng đa dạng, do đó việc điều trị cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Một số người cần đo đường huyết nhiều lần trong ngày, một số người khác cần tiêm insulin thường xuyên.

Helen Dickens- Giám đốc chiến dịch, Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) đã cho biết “Những người đang bị bệnh tiểu đường cần được tạo một môi trường có thể trao đổi tại nơi làm việc về tình trạng sức khỏe, tuy nhiên hiện nay, tại nơi làm việc, bệnh tiểu đường vẫn chưa được hiểu rõ”.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 7
Việc thiếu sự thấu hiểu của đồng nghiệp trong công ty có thể khiến bệnh nhân tiểu đường bị stress (ảnh: Internet)

Ví dụ, Megan là một nhà tư vấn kinh doanh 27 tuổi và bị bệnh tiểu đường tuýp 1 từ 14 năm trước đã quyết định nghỉ việc do không nhận được sự thấu hiểu của đồng nghiệp tại nơi làm việc với căn bệnh tiểu đường của mình.

Megan nói rằng “Có rất nhiều những hiểu biết sai về bệnh tiểu đường. Do đó đem đến cho người bệnh nhiều căng thẳng tinh thần trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường hàng ngày. Và thật sự khó khăn để đối phó với sự căng thẳng tinh thần trong cuộc sống”.

3. Tạo môi trường nơi những người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được sự hỗ trợ

Tại Anh, khoảng hơn 2,2 triệu bệnh nhân tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh tiểu đường. Có rất nhiều người cho rằng việc thiếu sự thấu hiểu về bệnh tiểu đường tại nơi làm việc không chỉ tăng mệt mỏi và căng thẳng cho người bệnh mà còn trở thành một trở ngại trong điều trị bệnh và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Dickens cho rằng “Nguyên nhân của vấn đề phân biệt đối xử phát sinh tại nơi làm việc là do thiếu kiến ​​thức về bệnh tiểu đường. Do đó cần phải thay đổi môi trường để những người bị bệnh tiểu đường có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết”.

Chính phủ Anh đã nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính chính trị như sự bất bình đẳng xã hội, vấn đề lao động nghèo và thiết lập “Luật Bình đẳng” vào năm 2010. Cấm phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, khuyết tật, hôn nhân, tôn giáo / tín ngưỡng, giới tính, khuynh hướng tình dục. Mục tiêu cơ bản là tạo ra một xã hội kinh tế công bằng và hướng đến sự phát triển trong tương lai.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 3
Nên tạo môi trường cởi mở ở nơi làm việc đối với bệnh nhân tiểu đường (ảnh: Internet)

4. Phân biệt đối xử trong công việc là trái luật

Nhiều người đang sống với bệnh tiểu đường có thể không coi bệnh tiểu đường là một trở ngại, tuy nhiên việc có “rối loạn thể chất hoặc tinh thần” gây ảnh hưởng lâu dài đối với khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày được coi là “trở ngại”.

Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) chủ trương là “trường hợp bệnh nhân tiểu đường xuất hiện các biến chứng đặc biệt sẽ được coi là trở ngại” và việc phân biệt đối xử trong công việc được coi là “vi phạm pháp luật”. Đồng thời, cần hỗ trợ xã hội cho những người đang bị bệnh tiểu đường.

5. Không công bằng khi sa thải nhân viên vì bệnh tiểu đường

Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) cho rằng việc các công ty đơn phương sa thải vì nhân viên bị tiểu đường trong khi nhân viên đó thực sự có khả năng tiếp tục công việc là không công bằng.

Bệnh nhân tiểu đường sử dụng insulin và một số loại thuốc hạ đường huyết dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, tuy nhiên hiện nay phương pháp điều trị để kiểm soát lượng đường trong máu đồng thời ức chế hạ đường huyết đang ngày càng phát triển.

Bệnh nhân tiểu đường không thích hợp làm một số nghề nghiệp như cảnh sát, nhân viên chữa cháy, nhân viên dịch vụ y tế cấp cứu, nhưng ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường có khả năng làm hầu hết các nghề khác.

Tuy nhiên, ví dụ trong trường hợp các công việc có thời gian làm việc không cố định như làm việc theo ca, do những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe của công việc này nên cũng có trường hợp những bệnh nhân tiểu đường cần sự hỗ trợ như điều chỉnh thời gian linh hoạt tại nơi làm việc.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 4
Việc sa thải nhân viên vì bệnh tiểu đường là không công bằng (ảnh: Internet)

6. Để cân bằng giữa công việc và việc điều trị bệnh tiểu đường

Ở Anh, khi tham gia phỏng vấn xin việc, rất khó cho ứng viên trong việc có nên tiết lộ về bệnh tiểu đường của bản thân không.

Mục đích cơ bản của luật bình đẳng là cải thiện cơ hội việc làm cho người bị bệnh, tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng khi làm việc, người quản lý phải phân chia công việc hợp lý và cần đảm bảo rằng người bệnh sẽ an toàn khi thực hiện các công việc được giao.

Luật pháp cấm phân biệt đối xử với người lao động vì lý do bệnh tật trong trường hợp người lao động đó vẫn có thể làm việc tốt dù bị bệnh. Mặt khác, trường hợp người lao động không tiết lộ về bệnh tiểu đường của mình khi phỏng vấn, sau khi được tuyển dụng, bệnh tiểu đường trở thành một trở ngại trong công việc, trường hợp bị phân biệt đối xử bởi lý do này sẽ không nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) khuyên rằng “Khi một người bị bệnh tiểu đường và trường hợp trong phỏng vấn xin việc không được hỏi về bệnh tiểu đường, người đó nên chờ đến khi có yêu cầu nộp các giấy tờ của công ty rồi nộp thông tin về tình trạng bệnh tiểu đường của mình”.

Ở giai đoạn này, các nhà tuyển dụng đang xem xét ứng viên có phù hợp với công việc hay không và thông tin về các bệnh như tiểu đường có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng.

7. Có nên công khai bệnh tiểu đường của bản thân không?

Để cân bằng giữa công việc và việc điều trị tiểu đường, Hiệp hội tiểu đường Anh (Diabetes UK) khuyên những điều sau đây.

Phần lớn những người bị tiểu đường thường băn khoăn liệu có nên công khai việc bị bệnh tiểu đường tại nơi làm việc không. Về vấn đề này, nên linh hoạt tùy vào môi trường của nơi làm việc.

Trường hợp bệnh nhân tiểu đường đang tiếp nhận điều trị ít gây hạ đường huyết và bệnh tiểu đường gần như không ảnh hưởng đến công việc, có thể không cần nói về bệnh của mình tại nơi làm việc.

Mặt khác, tùy vào tình trạng của bệnh tiểu đường (việc sử dụng insulin, tần suất hạ đường huyết), có thể là tốt hơn khi công khai bệnh tại nơi làm việc. Bởi nếu chia sẻ về bệnh tiểu đường của bản thân có thể dễ nhận được sự hỗ trợ từ nơi làm việc hơn.

8. Dám công khai bệnh tiểu đường của bản thân tại nơi làm việc

Số người bị bệnh tiểu đường đang gia tăng và trở thành một vấn đề xã hội trên toàn thế giới. Hiện tại có rất nhiều người biết rõ về bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, do vẫn còn thiếu những kiến ​​thức chính xác về bệnh tiểu đường nên có thể gây phản ứng sai lầm từ sự thiếu hiểu biết hoặc sợ hãi.

Nếu công ty không có người bị bệnh tiểu đường thì bản thân cần phải tự mình tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Nếu một người không chia sẻ về bệnh tiểu đường của bản thân thì sẽ không nhận được sự quan tâm của đồng nghiệp.

Nếu một người dám chia sẻ về bệnh tiểu đường của mình sẽ nhận được sự thông cảm từ người khác. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh tiểu đường, có thể nói với những người đáng tin cậy ở nơi làm việc về bệnh tiểu đường của mình.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 5
Bệnh nhân tiểu đường nên công khai về tình trạng bệnh của mình với mọi người trong công ty (ảnh: Internet)

9. Sự giúp đỡ từ xung quanh là cần thiết khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết là do insulin và một số thuốc hạ đường huyết gây ra. Khi hạ đường huyết, bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức và không thể làm bất cứ điều gì một mình lúc đó, vì vậy sự giúp đỡ của những người xung quanh là cần thiết.

Những người thường bị hạ đường huyết nên nói với những người xung quanh nguyên nhân và yêu cầu sự giúp đỡ khi bị hạ đường huyết.

10. Tuyệt đối tránh gián đoạn việc điều trị

Việc điều trị bệnh tiểu đường đã đạt được những tiến bộ lớn trong những thập kỷ qua. Nếu duy trì điều trị, có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Mặt khác, bệnh tiểu đường sẽ chuyển biến xấu hơn nếu bệnh nhân ngừng điều trị.

Phần lớn bệnh nhân tiểu đường thường đến bệnh viện để điều trị định kỳ. Các bệnh viện và phòng khám thường làm việc vào các ngày trong tuần nên gây khó khăn cho người đi làm nếu muốn điều trị.

Tuy nhiên, nếu việc điều trị bị gián đoạn, bệnh nhân cũng sẽ ngừng sử dụng thuốc, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu hơn và có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Cân bằng giữa bệnh tiểu đường và công việc 6
Không nên gián đoạn việc điều trị bệnh tiểu đường vì công việc (ảnh: Internet)

11. Hãy trao đổi với công ty về lịch khám bệnh

Nếu không chia sẻ về bệnh của mình ở nơi làm việc, rất khó xin kỳ nghỉ để “khám bệnh/ điều trị”, và có nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường không thể đi khám chữa bệnh.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh cần phải điều trị lâu dài và sẽ rất khó để duy trì kiểm soát đường huyết. Vào thời điểm đó, nếu có thể trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp để tạm thời điều chỉnh giờ làm thêm hoặc việc công tác – những việc có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cần xem lại tần suất của bữa ăn và việc vận động tại nơi làm việc, thời gian sử dụng thuốc điều trị, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và suy nghĩ về phương pháp phù hợp với tình hình công việc của bản thân.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và y tá về ngày giờ và khoảng thời gian thuận tiện cho việc khám bệnh. Ngoài ra, cần chia sẻ nội dung công việc, tiến độ công việc với cấp trên để nhận hỗ trợ và điều chỉnh việc điều trị phù hợp với cuộc sống của cá nhân.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Hiện tượng tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường glucose trong máu bị...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Bệnh tiểu đường type 2 là “kẻ giết người thầm lặng”, căn bệnh này...
Thiếu ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hiện tượng “thiếu ngủ” tưởng là bình thường nhưng rất dễ dẫn đến rối...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Thiếu ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường