Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?

Cỡ chữ:
A A
Nhiều người có quan niệm rằng bị bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời vì uống thuốc tiểu đường nhiều sẽ bị “nhờn thuốc” và phụ thuộc vào thuốc. Vậy nhận định này đúng hay sai? Bệnh nhân tiểu đường có nên làm theo lời khuyên trên không?

Đối với người bệnh tiểu đường, có 4 điều quan trọng nên chú ý khi chữa trị:

– Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

– Tăng cường hoạt động thể chất

– Điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

– Người bệnh phải biết cách tự theo dõi, kiểm tra đường huyết bằng máy đo cá nhân tại nhà

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng nhất, có phải việc bệnh nhân uống thuốc tiểu đường là vấn đề cần quan tâm hàng đầu không?

1. Mối tương quan giữa bệnh tiểu đường và uống thuốc

Trong 4 yếu tố quan trọng mà người bệnh tiểu đường nên chú ý khi chữa trị kể trên thì thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu như chế độ dinh dưỡng và vận động hằng ngày giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách từ từ, lâu dài thì thuốc có hiệu quả ngay lập tức. Đặc biệt, chúng rất cần thiết khi lượng đường trong máu của người bệnh đột ngột tăng cao.

Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?
Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời? (ảnh: Internet)

2. Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?

Chỉ vì nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời nên khi đường huyết ở mức tạm ổn định, nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ thuốc. Đây là một hành động sai lầm trong quá trình điều trị bằng thuốc. Việc bỏ thuốc, ngừng uống thuốc tiểu đường có thể gây nên những biến động lớn về lượng đường trong máu, có hậu quả xấu tới sức khỏe. Vì vậy, khi đường huyết của người bệnh đã ở mức ổn định, vẫn nên đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ là người đưa ra phương hướng chữa bệnh giai đoạn tiếp. Có thể giảm lượng thuốc từ từ và tối giản liều đến mức cần thiết.

Vì bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, có tính chất diễn biến từ từ và có xu hướng khó kiểm soát đường huyết theo thời gian, bệnh sẽ có xu hướng nặng dần. Mặc dù tình trạng bệnh nhân đã giảm bớt, đường huyết giảm và có thể giảm bớt liều lượng thuốc, nhưng nói chung xu hướng bệnh sẽ nặng dần là không tránh khỏi ở người bệnh. Nỗ lực chữa bệnh của bác sĩ và người bệnh là nhằm đưa lượng đường huyết về mức bình thường và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì thế cùng với việc điều trị bằng thuốc, vận động thể lực và chế độ ăn hợp lý là nền tảng cơ bản để kiểm soát bệnh tiểu đường.

3. Bên cạnh thuốc thì chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng

Vận động và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh rất quan trọng với người tiểu đường.

Vận động thường xuyên có thể giúp bệnh nhân có thể:

– Kiểm soát glucose máu và huyết áp

– Giảm thấp cholesterol xấu (LDL cholesterol) và tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol)

– Cải thiện sự thích ứng của insulin với các tế bào

– Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ

– Giữ cho xương chắc khỏe

– Giúp giảm cân, loại bỏ mỡ thừa

– Cảm thấy khỏe khoắn mỗi ngày

– Giảm mức căng thẳng

Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp cho bệnh nhân có thể:

– Kiểm soát tốt glucose trong máu, giữ lượng đường trong máu ở giới hạn bình thường

– Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và những bệnh khác liên quan do bệnh tiểu đường, như nguy cơ tiểu đường mỡ máu, gout,…

– Giảm cân nếu cần

– Tạo năng lượng cho cơ thể

Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời? 1
Bên cạnh uống thuốc tiểu đường thì chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng đối với người bệnh (ảnh: Internet)

4. Ích lợi từ việc bệnh nhân tự theo dõi đường huyết tại nhà

Việc tự theo dõi đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân có thể giúp:

– Đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn, thức ăn mà mình sử dụng hằng ngày

– Đánh giá ảnh hưởng của thuốc điều trị

– Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động thể chất

– Phát hiện sớm khi có những dấu hiệu bất thường

– Thảo luận cùng bác sĩ để thay đổi hướng điều trị

Nhiều bệnh nhân gặp sai lầm trong hướng chữa bệnh, ngưng sử dụng thuốc vì họ đều nghĩ rằng bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời. Quan điểm trên là không đúng, việc chữa trị tiểu đường hướng tới mục tiêu đưa lượng đường huyết của người bệnh xuống mức an toàn và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì thế người bệnh phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp điều trị bằng thuốc, ăn uống và vận động hợp lý.

Bạn đang xem bài viết:Có phải bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose khi...
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Đối với những thai phụ đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Photpho
Danh mục nội dungPhotpho là gì?Photpho có hiệu quả gì?Những loại thực phẩm chứa...
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Các kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Những bất thường bẩm sinh nào sẽ xảy ra ở trẻ khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose?
Những vấn đề đặc biệt chú ý với tiểu đường thai kỳ tuần 37
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Photpho
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường