Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Danh mục nội dung
Trường hợp nào nên lựa chọn sinh mổ?
Theo nghiên cứu thì phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose và không có biến chứng cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên nếu sản phụ bị nhiễm toan ceton, dù theo dõi nhịp tim của thai nhi cần được thực hiện liên tục thì việc cải thiện tình trạng chung của người mẹ vẫn phải được ưu tiên, cùng với việc điều chỉnh đường huyết cũng sẽ là một cách để cải thiện nhịp tim của thai nhi.
Ở phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose, khả năng sinh khó do trẻ quá cân nặng thường xuyên xuất hiện nhưng trên thực tế là chưa có phương pháp nào đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp việc chuyển dạ kéo dài hoặc ngừng chuyển dạ, hãy tính đến khả năng sinh khó là do thai nhi quá lớn, kẹt vai, từ đó cân nhắc phương pháp sinh mổ.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose không xuất hiện các biến chứng như tăng huyết áp thai kỳ, không có biến chứng của tiểu đường như bệnh võng mạc, không có biến chứng khi sinh và kiểm soát đường huyết tốt thì có thể lựa chọn sinh thường như bà bầu khỏe mạnh. Hay nói cách khác là chưa có bất kỳ bằng chứng nào kết luận được rằng phụ nữ mang thai bị rối loạn glucose không thể sinh thường hay sinh mổ sẽ tốt hơn.
Trong điều trị thực tế, có rất nhiều ca thai phụ bị tăng lượng đường trong máu đột biến và cần chuyển sang sinh mổ lấy thai nhi. Do đó, có thể ban đầu lựa chọn sinh thường nhưng vẫn có nguy cơ phải đổi sang sinh mổ, lúc này việc theo dõi cần được tăng cường hơn.
Theo cuốn sáng “Hướng dẫn điều trị y tế Sản phụ khoa”, người ta khuyến khích việc theo dõi nhịp tim thai liên tục đối với các thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai.
>> Bài viết hữu ích cần quan tâm: Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Việc quyết định hình thức sinh phụ thuộc vào các biến chứng thai kỳ
Đa phần các thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose không được chỉ định sinh mổ vì tần suất xuất hiện biến chứng thai kỳ khá cao. Cho dù đã theo dõi sát sao nhịp tim của thai nhi khi sinh mổ, nếu thai phụ bị nhiễm ceton thì khả năng cao là sẽ không thể sinh ngay.
Trường hợp này hay gặp ở Nhật Bản, thai nhi cũng có thể bị nhiễm toan ceton hoặc bị rối loại chức năng của thai nhi, được gọi là Nonreassuring fetal status (viết tắt NRFS). Nhiễm toan ceton có khả năng gây tử vong từ 22 – 45% ở thai nhi, nhưng cũng có đến 10% sẽ xảy ra ở mẹ.
Theo dõi nhịp tim của thai nhi cho thấy việc xác định phải mổ là cần thiết thế nhưng điều này không có nghĩa là nó an toàn tuyệt đối, đôi khi việc mổ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ một cách nghiêm trọng. Bởi vì nguyên nhân khiến thai nhi nhiễm toan không phải do thiếu oxy, vì vậy việc cải thiện đường huyết sẽ hỗ trợ khá nhiều trong việc phục hồi nhịp tim.
Trong trường hợp người mẹ bị nhiễm toan ceton nghiêm trọng, cần phải điều trị mất nước, điều chỉnh đường huyết, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để mẹ có thể chịu được việc mổ lấy thai nhi. Ngay trước thời điểm quan trọng này, phải liên tục theo dõi nhịp tim của thai nhi, đánh giá một cách chính xác việc mổ có nên thực hiện không.
>> Một số thông tin liên quan: Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Cân nặng đột biến của trẻ là do quá trình chuyển hóa glucose
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose thường có thai nhi vượt quá cân nặng (HFD) nguy cơ xuất hiện các tình trạng như chết ngạt, hội chứng hít nước ối phân su (MADS), sinh khó do kẹt vai, tổn thương khi sinh, hạ đường huyết, bệnh vàng da ở trẻ sẽ tăng cao. Chính vì vậy thai phụ phải chú ý đến việc kiểm soát đường huyết liên tục, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần.
Giả thuyết Pederson từng nhắc đến vấn đề này: Sự phát triển quá mức của thai nhi bắt nguồn từ việc tăng bài tiết insulin thai nhi (fetal hyperinsulinism), lúc này thai nhi sẽ bị tăng chất béo, khung xương to và lớn hơn. Người ta cho rằng, nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt và MAS là do quá trình chuyển dạ diễn ra chậm, tình trạng sinh khó thường xuất phát từ kích thước của thai nhi và người mẹ. Bên cạnh đó với các thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose phức tạp, tình trạng thái của sinh khó do kẹt vai thường cao cho dù là trẻ có phát triển quá mức hay không. Tình trạng chuyển dạ hay ngừng chuyển dạ cũng là một trong những yếu tố mang đến rủi ro cao trong các hiện tượng sinh khó do kẹt vai. Chính vì vậy để hỗ trợ sinh khi gặp hai trường hợp trên, buộc phải sử dụng hút và kẹp sản khoa, phương pháp sinh mổ cũng nên được cân nhắc.
Trong quá trình quan sát tình trạng của thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose, việc tránh gây ra biến chứng trong khi sinh là một vấn đề cần được ưu tiên. Đôi khi HFD không thể dự đoán trường hợp này khi dự đoán chứng khó sinh do kẹt vai cũng như ước tính cân nặng bằng siêu âm. Do đó, không có dữ liệu lâm sàng cụ thể nào có thể xác định các tiêu chí sinh mổ để tránh bị tổn thương khi sinh.
Cuốn sách “Hướng dẫn chăm sóc y tế Sản phụ khoa” từng đề cập đến trường hợp thai phụ bị rối loạn glucose, nếu phát hiện thai nhi phát triển quá mức, hãy tính đến phương pháp sinh mổ. Khả năng tái phát của việc khó sinh do kẹt vai là 1 – 16%. Chính vì vậy, nếu thai phụ đã từng bị khó sinh do kẹt vai ở lần sinh trước, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách sinh cho phù hợp.
Bạn đang xem bài viết: “Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/