Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng dễ xảy ra tình trạng loãng xương và có nguy cơ gãy xương cao. Bên cạnh đó, hiện nay, trường hợp mắc bệnh loãng xương không chỉ xuất hiện nhiều ở nữ giới mà cũng đang gia tăng ở nam giới và có xu hướng khiến bệnh nhân đau lưng và thậm chí khiến liệt giường. Vì thế, ngay từ bây giờ, tất cả mọi người nên duy trì đi bộ và tập các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp có tác dụng giúp xương trở nên chắc khỏe và giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương có thể xảy ra.

Các bài tập đi bộ và rèn luyện sức mạnh cơ bắp giúp ngăn ngừa loãng xương 

Để ngăn ngừa loãng xương, ngoài việc bổ sung lượng canxi cần thiết và tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể, mỗi người nên tập các bài tập kích thích xương như đi bộ và rèn luyện sức mạnh cơ bắp.

Giáo sư Pam Hinton Khoa Dinh dưỡng và Vận động Sinh lý học, trường Đại học Missouri cho rằng: “Tập thể dục có tác dụng củng cố xương và ngăn ngừa loãng xương ở mọi lứa tuổi. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu luyện tập thể dục. Các bài tập đối kháng và đi bộ cũng có hiệu quả ngay cả khi già đi. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn nếu mọi người thường xuyên tập thể dục ngay khi còn trẻ và duy trì tập luyện thường xuyên”.

Các tế bào xương tạo xương được bọc trong dịch ngoại bào. Khi có một lực theo hướng dọc được tác động lên xương, sẽ xuất hiện một dòng chảy trong chất lỏng ngoại bào và hoạt động của tế bào bào xương trở nên mạnh mẽ hơn. Kết quả là, mật độ xương tăng lên và xương trở nên chắc khỏe.

Các bài tập đi bộ và bài tập đối kháng (bài tập tác động lên cơ bắp bằng cách thực hiện một động tác nhiều lần) mang lại hiệu quả cao vì chúng có thể gia tăng sự kích thích đối với xương theo chiều dọc.

Phương pháp được khuyến khích nhất cho mọi người là đi bộ với tư thế thẳng đứng, bước chân rộng với những bước đi nhịp nhàng.

Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường 3
Người đi bộ nên tập luyện với tư thế đứng thẳng, bước chân rộng, bước đi nhịp nhàng

Thông thường, vì xương thường được kết nối với cơ thông qua gân, nên phương pháp kích thích đến xương trực tiếp thông qua các bài tập đối kháng cũng mang lại hiệu quả cao. Các bài tập đối kháng có thể kể đến là các bài tập sử dụng công cụ luyện tập như quả tạ, máy móc hoặc hay các bài tập sử dụng chính trọng lượng cơ thể để luyện tập như squats.

Ưu điểm của bài tập đối kháng là dễ thực hiện và dễ điều chỉnh tác động của lực lên cơ thể. Ví dụ: Khi tập luyện squats, mọi người có thể điều chỉnh lực tác động lên cơ thể bằng cách điều chỉnh độ sâu của đầu khi cúi xuống hay đặt tay lên bàn hoặc cầm vật gì đó.

Một nghiên cứu của Đại học Missouri ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng mật độ xương tăng lên khi nam giới có thói quen thường xuyên tập luyện các bài tập đối kháng như squats. Tập thể dục đối kháng không chỉ có tác dụng giúp tăng khối lượng cơ bắp và giảm mỡ cơ thể mà còn ngăn ngừa, cải thiện chứng loãng xương.

Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường 4
Tập thể dục đối kháng không chỉ có tác dụng giúp tăng khối lượng cơ bắp và giảm mỡ cơ thể mà còn ngăn ngừa, cải thiện chứng loãng xương

Nghiên cứu trên được thực hiện với đối tượng là 203 nam giới ở độ tuổi từ 30-45 tuổi, với mục đích tìm hiểu tần suất vận động, thời điểm vận động, loại hình, khoảng thời gian mỗi lần vận động tại độ tuổi 20 tuổi (độ tuổi trưởng thành) của các đối tượng, từ đó phân tích mối tương quan của vận động với mật độ xương trong độ tuổi trung niên.

Kết quả là, đối tượng tập thể dục nhiều lúc 20 tuổi có mật độ xương cao và nguy cơ loãng xương thấp hơn khi bước vào độ tuổi trung niên. Đặc biệt, hiệu quả càng cao hơn đối với những đối tượng thường xuyên tập luyện các bài tập đối kháng.

Mặt khác, ngay cả ở những đối tượng mới bắt đầu tập thể dục sau tuổi trung niên, nếu tích cực đi bộ và rèn luyện sức mạnh cơ bắp thì mật độ xương sẽ dần được cải thiện.

Ứng dụng một số bài tập luyện kết hợp cụ thể

Giáo sư Pam Hinton cũng khẳng định: “Để ngăn ngừa loãng xương cũng như hạn chế té ngã gây gãy xương, mọi người nên tập thể dục rèn luyện cơ bắp chân. Các bài tập vừa đi bộ vừa cầm tạ với cân nặng vừa phải hay đi bộ với một lực tác động lên cơ thể mạnh sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa loãng xương”.

Ngoài ra, còn có một kết quả nghiên cứu cho rằng: “Phương pháp đứng bằng một chân hoặc thực hiện liên tục thao tác đứng lên ngồi xuống cũng có hiệu quả. Đặc biệt, đối tượng thường xuyên tập luyện với phương pháp đứng một chân sẽ có nguy cơ té ngã thấp hơn so với các đối tượng không sử dụng bài tập trên”.

Tuy nhiên, trong khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, điều quan trọng nhất là mọi người phải giữ an toàn cho bản thân. Bên cạnh đó, việc kiểm tra mật độ xương định kỳ cũng rất quan trọng giúp có thể lựa chọn một phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân. Nếu mọi người có các triệu chứng đau khớp như đau lưng, hay tiền sử gãy xương thì trước tiên hãy thảo luận kỹ càng với bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

Bạn đang xem bài viết:Bài tập thể dục giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động” 

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua. Hiệu quả khi ăn 28g một ngày.
Theo kết quả khảo sát đã được công bố, nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Tình trạng thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra đồng...
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần một chế độ ăn uống...
Tại sao vận động thường xuyên mà không giảm được cân nặng? Tìm hiểu chế độ tập luyện hiệu quả
Vận động như một thói quen hằng ngày rất có lợi, nhưng phải tập...
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Trung tâm Y tế Tuổi thọ Sức khỏe Tokyo đã tiến hành phân tích...
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm nếu ăn sữa chua. Hiệu quả khi ăn 28g một ngày.
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
6 loại thực phẩm giúp cân bằng đường huyết và cải thiện giấc ngủ
Tại sao vận động thường xuyên mà không giảm được cân nặng? Tìm hiểu chế độ tập luyện hiệu quả
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer