Người mẹ nên kiểm soát đường huyết sau sinh như thế nào?
Ngay sau khi sinh con, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi khác với khi mang thai. Đặc biệt, xuất hiện hormone ngăn chặn sự bài tiết insulin như gonadotropin, progesterone từ nhau thai. Ngược lại, người mẹ có thể đạt được sự ức chế hormone kích thích sữa từ tuyến yên, prolactin tăng cao, quá trình tiết sữa bắt đầu để chuẩn bị cho giai đoạn cho con bú.
Thai phụ cần thắt chặt kiểm soát đường huyết sau sinh và cẩn kiểm soát theo hai giai đoạn: ngay sau khi sinh và dài hạn. Mỗi giai đoạn kiểm soát sau sinh thai phụ cần có những chú ý khác nhau về lượng tiêm insulin, năng lượng hấp thu hay các vấn đề điều trị khác.
Danh mục nội dung
1. Kiểm soát đường huyết ngay sau khi sinh
Sau khi sinh, có thể giảm lượng tiêm insulin bổ sung ở người mẹ ngay cả thai phụ đó bị bệnh tiểu đường tuýp 1 do lượng đường trong máu sẽ giảm trong thời gian này. Cũng có những trường hợp phụ nữ sau sinh không cần phụ thuộc vào insulin để kiểm soát đường huyết sau sinh. Như trường hợp phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 loại tiến triển chậm (SPIDDM) sẽ không cần sử dụng insulin nửa năm sau khi sinh. Còn đối với trường hợp phụ nữ đang sử dụng phương pháp truyền insulin liên tục khi sinh con, hãy dừng tiêm insulin ngay sau khi sinh.
Trong giai đoạn trước khi sinh, phụ nữ cần tăng dần lượng insulin bằng 1/3~1/2 lượng insulin và sau đó quay lại tiêm lượng insulin đúng liều lượng trước khi mang thai. Khoảng thời gian để liều insulin ở phụ nữ sau khi sinh trở lại giống như liều lượng trước khi mang thai là khác nhau tùy vào mỗi cá nhân. Lượng tiêm insulin bổ sung sau sinh chính xác sẽ được dựa vào kết quả đo đường huyết ở giai đoạn này.
Phụ nữ sau sinh vẫn cần duy trì tự đo đường huyết. Kitzmiller JL khuyến khích nếu thai phụ có các chỉ số như giá trị đường huyết sau ăn 1 giờ từ 150 mg/dL trở lên, chỉ số đường huyết lúc đói từ 100 mg/dL thì cần bắt đầu sử dụng lại insulin. Sau khi sinh 3 ngày, giá trị đường huyết sau ăn 2 giờ từ 160~180 mg/dL được coi là một phạm vi chấp nhận được.
Bởi vì sữa được hình thành từ một lượng lớn glucose nên cần phải chú ý đến tình trạng hạ đường huyết ngay sau khi cho bú và vào ban đêm trong giai đoạn cho con bú.
2. Kiểm soát đường huyết dài hạn sau khi sinh
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể phải sống cùng bệnh tiểu đường suốt đời, giai đoạn kiểm soát bệnh tiểu đường sau sinh rất quan trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của người mẹ sau này. Khoảng 1 năm sau khi sinh, phụ nữ cần chú tâm vào việc cho con bú và chăm sóc trẻ nên việc kiểm soát đường huyết có thể bị xáo trộn. Ngoài ra, dù khi mang thai, thai phụ luôn biết cách kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt nhưng sau khi sinh, việc chăm sóc trẻ khiến thai phụ quên mất cách kiểm soát như cách tiêm insulin.
Về chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết sau sinh, theo “Tiêu chuẩn ăn uống Nhật Bản” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, lượng hấp thụ năng lượng ước tính chung phụ nữ có mức độ hoạt động thể chất bình thường trong giai đoạn không mang thai từ 18~29 tuổi là 1.950 kcal/ngày, 30~49 tuổi là 2.000 kcal/ngày. Khi cho con bú, người mẹ không bị tiểu đường khi mang thai sẽ bổ sung lượng năng lượng là 350 kcal/ngày. Đối với phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường, nếu không béo phì, trong thời gian cho con bú lượng năng lượng bổ sung có thể được xem xét là 600 kcal. Lượng protein bổ sung là 20g. Mặc dù việc tăng lượng thức ăn cũng được coi là yếu tố gây rối loạn kiểm soát đường huyết sau sinh, tuy nhiên nếu phụ nữ tiếp tục thực hiện tự đo đường huyết và sử dụng insulin đúng cách thì không có gì đáng lo lắng.
Độ tuổi | Năng lượng hấp thụ khi phụ nữ không mang thai, mức độ hoạt động thể chất bình thường | Phụ nữ không bị tiểu đường khi mang thai | Phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường |
18~29 | 1.950 kcal/ngày | + 350 kcal/ngày | + 600 kcal/ngày |
30~49 | 2.000 kcal/ngà |
Báo cáo của Omori K về kiểm soát đường huyết lâu dài sau sinh đã chỉ ra rằng (1) việc điều trị cần được tiếp tục duy trì mà không bị gián đoạn, (2) kiểm soát đường huyết luôn được duy trì tốt, (3) nếu những điều trước được tuân thủ đúng sẽ giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường như mắc võng mạc tăng sinh, suy thận…
Tuy nhiên, để có thể kiếm soát đường huyết lâu dài ở phụ nữ sau sinh đòi hỏi những nỗ lực và sự chuẩn bị đặc biệt của cả thai phụ và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, người mẹ thay vì nghĩ việc mang thai và sinh nở là một quá trình kiểm soát khó khăn, hãy nghĩ rằng đây là một động lực để tiếp tục kiểm soát lâu dài sau khi sinh.
Bạn đang xem bài viết: “Người mẹ nên kiểm soát đường huyết sau sinh như thế nào?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/