Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Danh mục nội dung
1. Bệnh tiểu đường ở trẻ em
Tiểu đường là một bệnh về nội tiết tố, do quá trình chuyển hóa chất đường trong máu bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.
Đa phần trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 do di truyền hoặc do các rối loạn tự miễn dịch. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ em bị mắc tiểu đường tuýp 2, đó là do sự thay đổi về đời sống sinh hoạt thực phẩm đặc biệt là thanh thiếu niên.
Trong đó có một vấn đề ở bé gái cũng có khả năng gây ra kháng insulin đó là hội chứng buồng trứng đa nang, đó là khi các vấn đề nội tiết tố khiến buồng trứng phình to và hình thành các túi chứa đầy dịch, gọi là các nang. Những bé gái bị hội chứng này thường có kinh nguyệt không đều hoặc có thể vô kinh, có thể mọc nhiều lông trên khuôn mặt và cơ thể.
2. Phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 dễ bị nhầm lẫn vì có một số triệu chứng giống nhau. Bên cạnh việc tìm lối sống tốt cho trẻ bị tiểu đường tuýp 2, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến việc phát hiện sớm bệnh thông qua các biểu hiện như:
– Trẻ đi tiểu thường xuyên: Do thận thích ứng với tình trạng nồng độ glucose cao nên tìm cách đào thải thêm đường trong nước tiểu. Khi trẻ bị đường huyết cao sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.
– Uống nhiều nước: Bởi vì đi tiểu quá thường xuyên và mất quá nhiều nước, trẻ sẽ rất khát nước và uống rất nhiều để duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể.
– Trẻ bị mệt mỏi: Khi cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng đúng cách trẻ sẽ bị mỏi mệt thường xuyên.
– Một vài trường hợp sẽ xuất hiện bệnh gai đen ở da như xuất hiện da dày, đen, mịn quanh cổ, nách, háng, kẽ ngón tay và ngón chân, đầu gối…
Tuy nhiên các triệu chứng này đều không rõ ràng, đôi khi còn bị ủ bệnh lâu dài hoặc không hề có bất kỳ triệu chứng nào.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Khi bị kháng insulin hay bị tiểu đường tuýp 2, trẻ có thể dễ bị mắc bệnh huyết áp cao, nồng độ chất béo trong máu bất thường. Những vấn đề này đều được gọi chung là hội chứng chuyển hóa, có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe liên quan như suy giảm thị lực, bệnh thận.
3. Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Theo báo cáo, đầu những năm 1990, bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 3% tổng số bệnh tiểu đường ở Mỹ. Cho đến năm 2003, căn bệnh này đã nâng lên là 20%. Đây là tình trạng đáng báo động.
Hầu hết đều coi bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh của người lớn, tuy nhiên ít người biết rằng bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu không đưa ra được chế độ và lối sống tốt cho trẻ em bị tiểu đường tuýp 2, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm chậm quá trình điều trị.
Việc xây dựng những thói quen tốt có giá trị cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cho trẻ em. Bắt đầu từ những thói quen ăn uống, khám sức khỏe cho đến việc kiểm soát đường huyết sẽ làm tăng khả năng phòng ngừa và giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
Một số biện pháp để hoàn thiện lối sống tốt cho trẻ bị tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
3.1. Luôn đảm bảo môi trường sống cho trẻ
Trong số các biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ là để trẻ được sống trong môi trường an toàn và xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện. Từ các lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái mới có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Cha mẹ cũng phải thường xuyên giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân trẻ khỏi những tác nhân dễ dẫn đến bệnh từ chế độ ăn, tiếp xúc với bệnh…
3.2. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có tác dụng trong việc cải thiện kiểm soát đường huyết. Theo hướng dẫn của viện dinh dưỡng và hội đái tháo đường Hoa Kỳ, cha mẹ có thể xây dựng bảng kế hoạch về chế độ dinh dưỡng cụ thể là:
– Giảm lượng calo nhưng phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sức khỏe của trẻ cũng như chế độ tăng trưởng theo độ tuổi.
– Kết hợp chế độ ăn uống và duy trì kiểm soát đường huyết của trẻ một cách thường xuyên. Thay vì tập trung vào một bữa ăn, có thể chia nhỏ các bữa ăn, tránh tình trạng đường huyết tăng sau khi ăn.
– Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, chuyên gia chuyên về vấn đề dinh dưỡng của trẻ và tiểu đường. Sau khi nhận được tư vấn, dựa vào đó xây dựng các bữa ăn hằng ngày cho trẻ đồng thời tập thói quen loại bỏ các đồ ăn có hai, các thức uống có ga… Trước đó hãy cung cấp đầy đủ một số thông tin quan trọng như sở thích về chế độ ăn uống của bệnh nhân và gia đình
– Các chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường thường được sử dụng theo khẩu phần ăn uống, tuy nhiên không thể để trẻ ăn một mình một chế độ riêng biệt. Tốt nhất cả gia đình nên tham gia vào việc điều chỉnh thức ăn hằng ngày, tức là thay đổi thói quen ăn của cả gia đình để đạt được mục tiêu tốt nhất cho con.
– Thay thế các thức ăn nhiều carbohydrate bằng trái cây và ranh xanh có lợi cho đường huyết.
– Giảm cân dần một cách phù hợp, không nên gượng ép trẻ, cho trẻ tham gia ăn các bữa ăn gia đình nhiều hơn bên ngoài, không ăn các thức ăn nhanh vì có nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân.
– Nếu trẻ đi xa nhà cũng cần phải trao đổi với người quản lý về chế độ ăn của trẻ.
– Gặp bác sĩ định kỳ 4 tuần 1 lần để có được sự hỗ trợ và điều chỉnh nếu có thay đổi ăn uống.
3.3. Chú ý các vấn đề vận động
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm cân, chống béo phì và kiểm soát đường huyết.
Chính vì vậy cha mẹ nên:
– Khuyến khích trẻ hoạt động thể lực từ vừa phải đến mạnh trong mỗi ngày.
– Có thể cần một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp.
– Thay thế thời gian trẻ dùng điện thoại, tivi, máy tính bằng thời gian tập thể dục đối kháng, lựa chọn các trò chơi hấp dẫn phù hợp với sở thích của trẻ.
Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh, phải ngay lập tức đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và đưa ra lời khuyên tốt nhất và lối sống tốt cho trẻ em bị tiểu đường tuýp 2.
Bạn đang xem bài viết: “Hình thành lối sống tốt ở trẻ bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)