Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,…không?

Cỡ chữ:
A A
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể lựa chọn nhiều món ăn khác để thay thế cho bữa chính. Nhưng người bệnh tiểu đường ăn những thực phẩm ấy có ảnh hưởng tới đường huyết không? Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,…không?

1. Người tiểu đường có ăn được miến không?

Miến có nhiều loại như miến gạo, miến dong, miến đậu xanh,… là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam. Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lượng calo thấp nên thường được lựa chọn trong thực đơn giảm cân. Giảm cân đối với người tiểu đường cũng là một tiêu chí để kiểm soát bệnh, nhưng người tiểu đường có ăn được miến không?

Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,...không? 6
Miến là loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam (ảnh: Internet)

Hỏi: “Người tiểu đường có ăn được miến không?”

Đáp: Câu trả lời là không nên. Miến là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế.

Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường trong miến cao hơn gạo trắng. Dưới đây là một vài thông số so sánh giữa 2 loại thực phẩm trên:

Gao trắng Miến
Chỉ số đường huyết GI = 83 GI = 95
Hàm lượng đường trong 100g 76,1g 82,2 g
Tải đường huyết trong 100g GL= 63 GL = 78

Miến thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sau khi ăn khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%. Nếu đường huyết tăng cao trong thời gian lâu dài, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải như bị mù lòa, đột quỵ, suy thận, nguy cơ cắt bỏ tay chân, thậm chí tử vong. Vì thế để phòng ngừa biến chứng thì người tiểu đường nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Nhưng không phải vì thế mà bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ hoàn toàn miến trong thực đơn ăn uống của mình. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến chừng mực và đúng cách.

Người tiểu đường ăn miến như thế nào mới đúng?

– Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác

Cơ bản trong ăn uống cần duy trì đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất như: đạm, tinh bột, vitamin, chất béo. Bổ sung các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất trên để có năng lượng hoạt động hàng ngày.

– Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với nhu cầu năng lượng từng người

Thông thường, bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm 10% tinh bột và tăng 10% khẩu phần đạm so với nhu cầu năng lượng bình thường. Vì vậy, cần tính toán lượng miến vừa đủ.

Điều chỉnh ăn tinh bột theo tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của từng người.

– Ăn rau trước khi ăn miến

Lượng chất xơ trong rau sẽ cản trở quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì thế lượng carbohydrate hấp thu khi ta ăn miến sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,...không? 1
Người tiểu đường có ăn được miến không? (ảnh: Internet)

2. Người bị tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Hỏi: Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Đáp: Giống như miến, người tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kou tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts, Mỹ cho biết: việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, trong mì tôm chứa nhiều hàm lượng chất béo trans (chất béo chuyển hóa), loại chất béo làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, có hại cho cơ thể và ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Lời khuyên cho người tiểu đường ăn mỳ tôm:

– Nên ăn mì tôm kèm rau xanh và ăn rau trước để kiểm soát lượng đường máu sau khi ăn.

– Nên vứt bỏ gói gia vị trong gói mì.

– Nên sơ chế mì 2 lần nước trước khi ăn. Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách úp mì, người tiểu đường nên để ráo nước mì một lần và tiếp tục nấu chín mì lần hai để giảm lượng chất béo và chất dinh dưỡng không tốt.

– Nên ăn lượng mì thích hợp với cơ thể.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,...không? 2
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCẢNH BÁO: Thói quen ăn uống gây bệnh tiểu đường mà nhiều người mắc phải

3. Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

3.1 Người tiểu đường có ăn được bún không?

Trong một khảo sát nghiên cứu nhằm tìm ra món ăn sáng hợp lý nhất cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và béo phì, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bác sĩ Trần Quốc Cường tại trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy cùng làm từ gạo nhưng bún tươi, bánh cuốn (bánh ướt), gạo cơm tấm là những thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, chúng phù hợp cho thực đơn của người thừa cân, tiểu đường và cả những người khỏe mạnh. Các loại thực phẩm còn lại như bánh mì có chỉ số đường huyết trung bình, xôi là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất, không tốt cho người tiểu đường.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý nếu ăn bún cùng các loại thức ăn khác như thịt bò, thịt lợn,…thì chỉ số đường huyết có thể sẽ tăng lên. Do đó, bệnh tiểu đường có ăn được bún không thì còn phụ thuộc vào việc lựa chọn thức ăn kèm và khẩu phần ăn.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,...không? 3
Bệnh tiểu đường có ăn được bún không? (ảnh: Internet)

3.2 Người bệnh tiểu đường có ăn được bún không phụ thuộc vào thức ăn ăn kèm?

Bún là carbonhydrate tinh chế, nên khi ăn cũng khiến đường huyết sau ăn tăng nhanh, do đó bệnh nhân tiểu đường nên ăn kèm nhiều rau xanh để bổ sung lượng chất xơ ngăn cản quá trình hấp thụ đường vào máu. Bún thường được chế biến cùng nước hầm xương, chứa nhiều cholesterol nên không tốt cho người bệnh tiểu đường cao tuổi.

Mặt khác, bún còn sử dụng không ít các loại phụ gia gây hại cho sức khỏe như: hàn the, chất làm chua, chất tẩy trắng,…nên người bệnh tiểu đường nên ăn với lượng vừa phải.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,...không? 4
Nước dùng bún là nước hầm xương không tốt cho người tiểu đường (ảnh: Internet)

Tóm lại: Khi ăn các loại thực phẩm như bún, miến, mì tôm,…người tiểu đường nên chú ý đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn để xem lượng đường huyết có tăng nhiều không? Nếu tăng thì người bệnh nên hạn chế bớt khẩu phần cho lần ăn kế tiếp.

Trên đây đều là những loại thực phẩm có lượng carbonhydrate không nhỏ, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị của mình để biết bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,…không? Nên chú ý các loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế để kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Bạn đang đọc bài viết:Bệnh tiểu đường có ăn được bún, miến, mì tôm,…không?” tại Chuyên mục:Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Nhiều người vì mong muốn giảm căng thẳng trong công việc và đời sống,...
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph và Đại học Toronto...
Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết
Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà nhóm tiền tiểu đường cũng cần chú...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tình trạng kiểm soát đường...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Biến chứng tiểu đường ở chân – Bệnh thần kinh tiểu đường
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường