Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?

Cỡ chữ:
A A
Có khá nhiều câu hỏi đặt ra đó là bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? người bị tiểu đường nên ăn rau gì? Hay người tiểu đường nên ăn rau gì… Tất cả đều xuất phát từ mối quan tâm của người mắc bệnh tiểu đường trong quá trình chọn lựa đồ ăn thức uống hằng ngày.

Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn rau gì, các bạn nên nắm rõ một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây là một bệnh nội tiết chuyển hóa mạn tính, đặc trưng là sự tăng đường huyết, do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose, chất đạm, mỡ và các chất khoáng.

Theo tình trạng bệnh thông thường, khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không đủ khả năng chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Điều này khiến cho lượng đường tích tụ trong máu ngày càng tăng vượt mức cho phép, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như mắt, thận, thần kinh…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh, bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, sự mất cân bằng trong quá trình sử dụng thực phẩm chứa chất béo và lượng đường cao, thừa cân, béo phì, ngoài ra còn có cả yếu tố di truyền.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 2
Bệnh tiểu đường là gì? (Ảnh: Internet)

2. Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Bệnh tiểu đường phân loại ra thành tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Ở các mức độ mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có những nguyên nhân cũng như các triệu chứng khác nhau.

2.1. Bệnh tiểu đường tuýp 1

Đây là một loại rối loạn tự miễn do insulin không thể tiết ra dẫn tới tình trạng đường huyết cao và bị tiểu đường, tiểu đường tuýp 1 có thể do tế bào tụy bị hỏng nên không thể tiết ra insulin, đặc điểm này khác biệt so với tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở những người trẻ, đa phần là trẻ nhỏ hoặc vị thành niên, nguyên nhân dẫn đến bệnh không bắt nguồn từ lối sống như ăn uống nhiều đường, không tập thể thường xuyên hay bị béo phì… Các bác sĩ cho rằng tiểu đường tuýp 1 là do yếu tố di truyền.

2.2. Bệnh tiểu đường tuýp 2

Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi, đặc biệt là chiếm đến 90 – 95% số bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có một số người là vị thành niên hoặc trẻ tuổi mắc bệnh, do chế độ ăn uống và tỷ lệ béo phì ngày càng tăng.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, các tế bào sẽ đề kháng insulin và tuyến tụy, dẫn đến tình trạng không tạo ra đủ lượng insulin, thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng thì nó lại tích tụ trong máu.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

2.3. Tiểu đường thai kỳ

Đây là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai, có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nếu không được theo dõi và điều trị thường xuyên.

Bình thường sau khi ăn uống, thức ăn sẽ được tiêu hóa, hấp thu, chuyển thành đường đi vào trong máu. Thế nhưng đường này sẽ ở trong máu mà chưa thể chuyển thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động được, vì thế tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone tên là insulin đi khắp cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa đường thành năng lượng. Thế nhưng khi mang thai, một loại hormone được tiết ra từ nhau thai làm giảm khả năng tiết insulin (kháng insulin), vì thế mà lượng đường trong máu dễ tăng lên hơn. Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi chuyển dạ.

Ngoài các loại tiểu đường trên còn có các loại tiểu đường khác ít gặp hơn, bắt nguồn từ các hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh lý khác.

3. Bệnh tiểu đường nên ăn rau củ gì?

Rau củ quả là một trong những món ăn thường thấy và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên và các dưỡng chất như protein, vitamin, chất xơ, chất béo… giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

Người bị bệnh tiểu đường cần phải chú ý trong việc chọn các loại thức ăn đặc biệt là rau củ. Mặc dù rau xanh có chức năng cung cấp nhiều chất cho cơ thể nhưng không phải loại rau nào cũng tốt cho bệnh tiểu đường. Đối với những người còn thắc mắc bệnh tiểu đường nên ăn rau gì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

Bông cải xanh

Loại rau này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, trong bông cải xanh có chứa sulforaphane, loại chất này có khả năng kiểm soát lượng đường huyết tốt, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, rau cải xanh tạo cảm giác no lâu, người bệnh ăn vào sẽ không bị thèm ăn, chống béo phì, chất oxy hóa có tác dụng thải độc, bảo vệ cơ thể.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 3
Bông cải xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh: Internet)

Mướp đắng

Loại quả này còn có tên gọi khác là khổ qua, có tác dụng đào thải độc tố, chống nhiễm trùng, hạ đường huyết, tăng khả năng hấp thu glucose trong cơ thể.

Rau diếp cá

Mặc dù có mùi hơi tanh khó ăn nhưng diếp cá lại mang lại giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa nhiều chất xơ phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, vitamin B trong diếp cá có thể làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit, amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Hành tây

Hành tây có khả năng tăng bài tiết insulin và kích thích enzyme chống oxy hóa, giúp bệnh nhân tiểu đường tăng sức đề kháng, đồng thời còn có tác dụng giảm lượng đường và chất béo.

Rau bắp cải

Người bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn bắp cải vì loại rau này giúp đảm bảo hoạt động của tuyến tụy, tăng khả năng sản sinh insulin, kiểm soát đường máu trong cơ thể.

Súp lơ

Là một loại rau được nhiều người yêu thích, súp lơ không chỉ cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể bình thường mà còn hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả hơn.

Rau dền

Rau dền thuộc loại rau có tính mát, chứa hàm lượng chất xơ, hàm lượng magie cao giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Đối với những bệnh nhân tiểu đường type 2, việc bổ sung rau dền mỗi ngày sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn.

Bí ngô

Bí ngô có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường. Không chỉ vậy, bí ngô có khả năng phục hồi các tế bào tuyến tụy, chữa bệnh tốt. Bệnh nhân bị tiểu đường nên lựa chọn loại rau quả này trong các bữa ăn.

Cà rốt

Đối với câu hỏi người tiểu đường nên ăn rau gì hay tiểu đường nên ăn rau gì… thì cà rốt là một câu trả lời phù hợp. Vì trong cà rốt có hàm lượng beta – carotene cao, kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn.

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 1
Cà rốt cũng là một loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì là một trong những vấn đề được quan tâm vì trong mỗi bữa ăn không thể thiếu rau củ quả. Ăn nhiều rau không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết mà còn mang đến các giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Để đảm bảo tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, tốt nhất bệnh nhân dựa trên tư vấn của bác sĩ để lựa chọn rau củ quả hằng ngày. Vấn đề bệnh nhân tiểu đường nên ăn rau gì đã được giải đáp một số gợi ý trên, ngoài ra còn có nhiều loại rau củ quả có thể sử dụng trong bữa ăn ở mức độ phù hợp, bệnh nhân cũng nên tham khảo thêm.

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Khoảng 40% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khởi phát bệnh tiểu đường...
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Một cuộc khảo sát quy mô lớn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thông báo rằng từ ngày 1 tháng 6...
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Uống quá nhiều các loại nước ngọt có hàm lượng calo cao như cola,...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển,...
Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường?
Trong số các các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, bệnh tim...
Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%
Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường