Chọn phương pháp chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết như thế nào là tốt?

Cỡ chữ:
A A
Chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến khích.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm vì khó nhận biết, tuy nhiên bản thân người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được các chỉ số liên quan đến bệnh thông qua các chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi vì các món ăn do bạn lựa chọn hằng ngày cũng như thói quen lười vận động sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, các bác sĩ đều khuyến cáo nên tích cực tập thể dục để cải thiện bệnh tiểu đường.

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên có thể ngăn các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và làm giảm các biến chứng nguy hiểm. Tập thể dục được nhắc đến ở đây bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân. 

Khác với người bình thường, những người mắc bệnh tiểu đường phải luôn chú ý các vấn đề liên quan đến lối sống. Ngay cả khi biết về giá trị của việc vận động với tiểu đường, bệnh nhân cũng cần lựa chọn các bài tập chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết tốt nhất. Vậy, muốn có được chế độ tập phù hợp mà không gây ra các biến chứng, người bệnh cần lưu ý những gì?

Chọn phương pháp chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết như thế nào là tốt? 1
Chạy bộ đúng cách tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh: Internet)

1. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập

Trước khi lựa chọn chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết, bệnh nhân cần có tư vấn của bác sĩ. Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng thuốc, thay đổi món ăn, vận động đều cần có kế hoạch và các phương pháp cụ thể. Các bác sĩ sẽ đưa ra những ý kiến tư vấn phù hợp với tình hình bệnh hiện tại, mức độ cho bạn vận động nặng hay nhẹ. 

Việc kiểm tra thể trạng sẽ tác động không nhỏ đến tim mạch và các vấn đề về sức khỏe khác. Bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn về việc chọn lựa dinh dưỡng để khi tập chạy bộ có thể tiêu hao và bổ sung một cách phù hợp với cơ thể.

2. Lựa chọn thời gian tập

Thời gian chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết cụ thể là 150 – 250 phút/tuần, 30 – 45 phút/ ngày. Theo nghiên cứu, chạy bộ 150 phút mỗi tuần có thể giảm bệnh tiểu đường đến 52%.

Tuy nhiên nên lưu ý, tùy theo thể lực mà bạn có thể chọn lựa bài chạy trên máy chạy bộ hay tập ngoài trời, khi tập máy chạy bộ cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh tốc độ của máy. Đây là biện pháp bảo vệ sức khỏe của bạn và tập luyện chạy bộ giảm bệnh tiểu đường rất hữu hiệu.

Với tác dụng tăng khả năng hoạt động của insulin và kiểm soát đường huyết ổn định, thời gian chạy bộ với insulin là 24 – 72 giờ, tùy theo cường độ và thời gian chạy.

3. Cần nâng mức độ dần dần

Không thể ngay lập tức áp dụng chạy bộ với bệnh nhân tiểu đường bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể. Tốt nhất nên nâng các bước chạy từ đi bộ nhẹ nhàng trước, cơ thể cần làm quen với vận động cao hơn bình thường. 

Ban đầu là 30 phút sau đó kết hợp với chạy, cuối cùng sau khi đã quen hoàn toàn với đi bộ nhanh, bạn có thể chuyển sang chạy bộ. 

Một gợi ý nho nhỏ cho bạn đó là nên rủ người cùng tập để họ hướng dẫn và nhắc bạn chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết.

4. Quần áo tập

Đừng nghĩ rằng bất kỳ bộ quần áo nào cũng có thể sử dụng vào việc tập thể dục bởi có nhiều chất liệu vải không có khả năng thấm hút mồ hôi gây khó chịu, bí bách và các đôi giày cũng vậy. Nên chọn loại giày êm ái, quần áo vải tốt hút được mồ hôi, khi trời lạnh nên mặc thêm áo gió.

5. Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Đừng quá mải mê với các bài tập mà quên phải kiểm tra chỉ số đường huyết. Để tập chạy bộ có kết quả, nên lập kế hoạch cụ thể ghi vào sổ tay hoặc điện thoại tiện theo dõi nhất. Nếu cảm thấy các chỉ số bất thường bạn nên dừng lại và xin tư vấn của người hướng dẫn hoặc bác sĩ. 

Chọn phương pháp chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết như thế nào là tốt? 1
Chạy bộ đúng cách tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh: Internet)

Không tập thể dục nếu chỉ số đường huyết của bạn trên 300mg/dL, chỉ số đường huyết lúc đói trên 250mg/dL hoặc xét nghiệm nước tiểu dương tính với ketone – một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo. Khi chạy bộ cần phải bổ sung nước, vì vậy mang theo bình nước bên người cũng là một gợi ý tốt. Các loại trái cây, viên glucose giúp bạn tránh được tình trạng hạ đường huyết trong lúc chạy. Giữa buổi chạy, bạn có thể nghỉ vài phút để nạp thêm năng lượng.

6. Những người đang dùng insulin cần chú ý

Bài tập chạy bộ mang lại nhiều tác dụng nhưng không phải đối với đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Những người đang dùng insulin cần tránh chạy bộ trong thời gian tiêm insulin. 

Khi tập nên kiểm tra tình trạng đường huyết thường xuyên, nếu thấy hạ nên báo ngay cho các bác sĩ. 

Lựa chọn chạy bộ đúng cách để kiểm soát mức đường huyết là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên nếu thấy đường huyết tăng cao hay có biến động, đừng vội từ bỏ việc tập luyện. Thay vào đó, hãy áp dụng các lưu ý trên để đưa đường huyết trở về giới hạn cho phép.

Bạn đang xem bài viết: “Đồ uống ngọt không cồn là “kẻ thù” của tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các nước trên thế giới,...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Danh mục nội dung1. Lượng đường trong máu2. Lượng đường trong nước tiểu3. HbA1c,...
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà...
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến béo phì...
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer