Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Danh mục nội dung
1. Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ
1.1. Nhóm tinh bột
Nhóm này bao gồm các loại như: Bánh mì, gạo, mỹ, pasta….
Đường trong tinh bột của các loại trên có thể khiến thai phụ tăng cân và béo phì. Trong vòng 2 giờ, tinh bột được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose và được hấp thụ trong máu. Do nồng độ glucose này tạm thời đang cao, nên dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu này là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị tiểu đường thai kỳ.
1.2. Nhóm thực phẩm chứa đường hoặc
Nhóm này bao gồm: Trái cây, bánh kem, cookie, socola, kem, bạn kẹo, đồ uống ngọt…
Người ta thường cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường, các loại bánh kem của phương Tây được làm từ các nguyên liệu như bột mì và kem tươi, về cơ bản hàm lượng calo và tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, nhiều người có thể nghĩ rằng bánh kẹo Nhật Bản vẫn tốt hơn? Nhưng thực tế có nhiều đường được sử dụng trong bột đậu đỏ, chẳng hạn như vỏ của bánh bao chứa lượng đường cao hơn so với bánh kem.
Trong hoa quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy thai phụ nên chon ăn lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều.
1.3. Nhóm thực phẩm chứa mỡ động vật
Nhóm này bao gồm: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, xúc xích, bơ, kem
Trong thịt và thịt đã chế biến có hàm lượng calo và mỡ động vật cao, chứa các axit béo bão hòa, làm tăng cholesterol có hại và dễ gây béo phì. Do axit béo bão hòa cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như các chế phẩm từ sữa, mayonnaise… nên tốt nhất không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.
1.4. Đồ ăn vặt
Về cơ bản đồ ăn vặt có lượng chất béo và hàm lượng calo cao nên phụ nữ mang thai nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Vì các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh có thể ăn nhanh, gọn nhẹ, nên sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau bữa ăn. Phụ nữ đang mang thai nên cố gắng không ăn đồ ăn vặt.
2. Thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
- Trứng
- Cải bó xôi, rau chân vịt
- Đậu tương, đậu phụ
- Các loại hạt
Trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, điều cần chú ý là việc lượng đường trong máu tăng. Hãy cẩn thận chú ý về các loại thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ đã được giới thiệu ở phần trên và cố gắng chuẩn bị các thực đơn tập trung vào các loại rau thông thường. Ngoài ra, hãy cố gắng nêm nếm gia vị không quá đậm và hạn chế muối càng nhiều càng tốt bằng cách dùng nước dùng rau củ thay thế.
Khi ăn nên ăn các loại rau có chứa chất xơ đầu tiên và ăn đồ ăn tinh bột sau cùng, nhai chậm khoảng 30 lần giúp kích thích cảm giác no bụng và hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều.Trường hợp thai phụ có các bữa ăn phụ như ăn đồ ăn nhẹ, nên chọn sữa chua, cá vụn, khoai lang,..
3. Những việc nên kết hợp đồng thời với việc ăn uống.
– Vận động
Các công việc nhà bình thường hàng ngày cũng là bài vận động vừa phải, nhưng nếu thai phụ đi bộ khoảng 30 phút sau bữa ăn sẽ làm cho insulin hoạt động tích cực hơn, mang lại hiệu quả trong việc giữ ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đi bộ trong khi đi dạo là rất tốt, nhưng nếu thai phụ muốn tránh đi ra ngoài do mưa, có thể cố gắng đi lại nhiều trong nhà càng tốt. Bên cạnh đó, thai phụ nên tập yoga và bơi dành cho phụ nữ mang thai.
– Kiểm tra cân nặng
Hãy tập thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày để xem liệu cân nặng có tăng nhanh hay không . Ngoài ra, thai phụ không thể quá gầy. Thai phụ có thể hỏi bác sĩ trong những lần khám thai về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý khi mang thai và tránh ăn quá nhiều để duy trì mức cân nặng hợp lý.
Bạn đang xem bài viết: “Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)