Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Danh mục nội dung
1. Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ
Trường hợp thai phụ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường khi chưa mang thai thì việc chẩn đoán “Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ” bằng thử nghiệm khả năng dung nạp glucose trong giai đoạn đầu là hợp lý và cần thiết. Điều này là do không có sự khác biệt về khả năng dung nạp glucose ở phụ nữ ở giai đoạn đầu thai kỳ và trước khi mang thai. Nói cách khác, phương pháp kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ sẽ tiến hành đo đường huyết ngẫu nhiên của thai phụ, nếu kết quả là trên 100mg/dL hoặc cao hơn, xét nghiệm dung nạp 75g OGTT được thực hiện. Và nếu chỉ số đường huyết lúc đói là 126 mg/dL hoặc cao hơn và HbA1c trên 6.5%, thai phụ sẽ được chẩn đoán là bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ.
>> Xem thêm chi tiết “Tiêu chuẩn chẩn đoán 3 loại rối loạn chuyển hóa glucose” tại bài viết: “Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ“
2. Tính hiệu quả của phương pháp kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ
Hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) đã cho thấy tính hiệu quả phương pháp kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) trong thai kỳ.
Trong RCT liên quan đến việc quản lý GDM ở Úc, các nhà nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc GDM trong thai kỳ từ 16~30 tuần bằng xét nghiệm thử glucose 50g (GCT), đối với những người dương tính trong sàng lọc (GCT: 140 mg/dL trở lên), thực hiện thử nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g (75g OGTT). Thử nghiệm này đã chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân đã can thiệp điều trị (điều trị bằng chế độ ăn uống, tự đo đường huyết, liệu pháp insulin) có nguy cơ khởi phát biến chứng ở mẹ và bé thấp hơn so với nhóm không can thiệp điều trị (nhóm khám sức khỏe bình thường).
Ngoài ra, trong RCT liên quan đến việc quản lý GDM ở Hoa Kỳ thực hiện GCT trong thai kỳ ở 24~30 tuần, sau đó thực hiện 100g OGTT đối với các đối tượng dương tính. Thử nghiệm này đã chỉ ra rằng nhóm GDM can thiệp điều trị có sự hồi phục ở mẹ và bé tốt hơn so với nhóm không can thiệp điều trị. Hai thử nghiệm RCT này đã chỉ ra rằng xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán GDM và kiểm soát đường huyết trong thai kỳ là rất quan trọng.
>> Bài viết hữu ích cho phụ nữ mang thai:
3. Tính hiệu quả của phương pháp kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ giai đoạn đầu thai kỳ
Cơ sở để kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu thai kỳ ở thời điểm hiện tại vẫn còn rất hạn chế.
Theo Khuyến nghị của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường và Mang thai Quốc tế (IADPSG) năm 2010, ở giai đoạn đầu thai kỳ, nếu chỉ số đường huyết lúc đói ở thai phụ từ 92 mg/dL trở lên và dưới 126 mg/dL thì đó là dấu hiệu của GDM. Hai giá trị tiêu chuẩn chẩn đoán nêu trên là giá trị được xác định dựa trên kết quả nghiên cứu HAPO trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ (24~32 tuần của thai kỳ). Cần lưu ý rằng mặc dù có sự khác biệt về khả năng dung nạp glucose ở thai phụ trong giai đoạn đầu thai kỳ và giữa thai kỳ nhưng cùng xét một giá trị tiêu chuẩn chẩn đoán.
Ví dụ, Riskin-Mashiah S và cộng sự đã chỉ ra rằng chỉ số đường huyết khi đói là cơ sở chẩn đoán GDM nhưng Sachs DA và cộng sự đã đưa ra báo cáo rằng chỉ số đường huyết lúc đói ở giai đoạn đầu thai kỳ có tỷ lệ dương tính giả cao và không phù hợp để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, chỉ số đường huyết lúc đói thường bị hạ thấp. Zhu WW và cộng sự cũng đưa ra báo cáo chỉ ra chỉ số đường huyết lúc đói là 92 mg/dL không trở thành yếu tố tiên lượng GDM ở giai đoạn 24~28 tuần của thai kỳ. Mặt khác, một báo cáo khác chỉ ra rằng chỉ số đường huyết lúc đói trong giai đoạn đầu thai kỳ có liên quan đến sự phát triển quá mức của trẻ.
Hiện nay, chưa có RCT chẩn đoán GDM trong giai đoạn đầu thai kỳ và chưa có cơ sở nào giải thích về vấn đề chẩn đoán GDM thông qua chỉ số đường huyết lúc đói. Trong tương lai gần, IADPSG dự đoán rằng chỉ số đường huyết lúc đói từ 92 mg/dL trở lên trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể liên quan đến sự phát triển của trẻ nhưng ý nghĩa chẩn đoán GDM sớm vẫn chưa có cơ sở khẳng định rõ ràng.
Tóm lại, phụ nữ mang thai nên được khuyến khích kiểm tra sàng lọc về khả năng dung nạp glucose. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, điều quan trọng thai phụ cần được chẩn đoán “bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ” (overt diabetes in pregnancy). Phương pháp sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu thai kỳ là thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên với giá trị ngưỡng (cut-off value: giá trị được nhiều nghiên cứu xác định để làm mốc phân biệt giữa bị bệnh và không bị bệnh) là 95 mg/dL hoặc 100 mg/dL và thực hiện tiếp dung nạp glucose đường uống 75g (75g OGTT) đối với các đối tượng dương tính. Phương pháp sàng lọc GDM trong thai kỳ là thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên hoặc xét nghiệm thử glucose 50g (GCT) với giá trị ngưỡng lần lượt là 100 mg/dL và 140 mg/dL và thực hiện 75g OGTT đối với các đối tượng dương tính.
Bạn đang xem bài viết: “Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ”
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/