Tích tụ nhiều “chất béo nội tạng” là nguyên nhân gây loãng xương

Cỡ chữ:
A A
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu do các giáo sư Khoa y học tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), đàn ông bụng bia do tích tụ nhiều chất béo nội tạng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Các giáo sư cũng đã chỉ ra rằng ở nam giới có lượng chất béo nội tạng tích tụ nhiều, độ chắc khỏe của xương sẽ giảm. Do đó điều cần thiết đối với những đối tượng này là cần phải cải thiện chế độ sinh hoạt hợp lý.

Loãng xương là tình trạng suy giảm khối lượng xương, xương giòn và dễ gãy. Ở người khỏe mạnh, mật độ xương dày đặc và trụ nâng đỡ xương tốt giúp duy trì sự chắc khỏe của xương, nhưng ở những người bị loãng xương, các trụ sẽ trở nên giòn hơn. Mật độ xương dày nhất ở độ tuổi khoảng 20 tuổi. Sau đó, mật độ xương gần như không thay cho đến năm 45 tuổi và giảm xuống nhanh chóng từ khoảng 50 tuổi. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ loãng xương đối với phụ nữ là 1/3 và đối với nam giới là 1/5.

1. Tích tụ chất béo nội tạng tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Tiến sĩ Miriam Bredella cho biết: “Loãng xương là một chứng bệnh phổ biến ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên trong nghiên cứu lần này chúng tôi thấy rằng đàn ông mắc hội chứng chuyển hóa cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao”.

Tích tụ nhiều "chất béo nội tạng" là nguyên nhân gây loãng xương
Tích tụ nhiều “chất béo nội tạng” là nguyên nhân gây loãng xương

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Bredella đã tiến hành điều tra mối liên quan giữa việc tích tụ chất béo nội tạng và bệnh loãng xương ở 35 nam giới bị béo phì. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu và chỉ số khối cơ thể (BMI) lần lượt là 34 tuổi và 36,5. Các đối tượng được chia thành hai nhóm: nhóm có nhiều chất béo dưới da và nhóm có nhiều chất béo nội tạng.

Nghiên cứu đã sử dụng biện pháp chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) để kiểm tra lượng tích tụ mỡ dưới bụng và mỡ phần đùi ở các đối tượng tham gia nghiên cứu; ngoài ra, phương pháp phân tích phần tử hữu hạn (FEA) cũng được áp dụng để phân tích nguy cơ mắc bệnh loãng xương của các đối tượng này. (FEA là phương pháp thường được sử dụng để tìm ra độ bền của các công trình như máy bay, cầu đường…)

Tiến sĩ Bredella bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy rằng: so với nhóm đối tượng tích tụ nhiều chất béo dưới da thì độ chắc khỏe xương của nhóm đối tượng tích tụ nhiều chất béo nội tạng kém hơn và vì thế nguy cơ gãy xương cũng cao hơn. Như vậy, các đối tượng cùng độ tuổi và chỉ số khối cơ thể BMI, nhưng độ chắc khỏe xương của nhóm đối tượng tích tụ chất béo nội tạng giảm gấp 2 lần.

Tích tụ nhiều "chất béo nội tạng" là nguyên nhân gây loãng xương 1
Độ chắc khỏe xương của nhóm đối tượng “tích tụ chất béo nội tạng” giảm 2 lần so với nhóm “tích tụ chất béo dưới da”

Trước đó, Tiến sĩ Bredella và các đồng nghiệp cũng đã thực hiện một nghiên cứu tương tự với đối tượng là 50 phụ nữ trẻ giai đoạn tiền mãn kinh. Và đúng theo dự đoán, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy phụ nữ tích tụ nhiều chất béo nội tạng thì độ chắc khỏe của xương giảm. Họ lưu ý rằng: “Trước đây, loãng xương thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi và nam giới thuộc diện an toàn, nhưng ngày nay, tỉ lệ nam giới mắc bệnh loãng xương đã gia tăng đáng kể”.

>> Xem thêm chi tiết: Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở những người tích tụ nhiều mỡ nội tạng

Theo các nhà nghiên cứu, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương ở những người tích tụ nhiều mỡ nội tạng.

Thứ nhất do các loại chất có hoạt tính sinh học khác nhau (Adipo-cytokine) được tiết ra từ tế bào mỡ nội tạng. Các hoạt tính sinh học này làm tăng nguy cơ loãng xương. Đối với đàn ông béo phì, các hoạt tính sinh học được tiết ra từ mỡ nội tạng có thể gây viêm nhiễm cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hình thành xương. Ngoài ra, sự tích tụ nhiều chất béo nội tạng còn làm cho các tế bào chất béo tiết ra một lượng lớn các chất có hoạt tính sinh học không tốt gây ra bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và tăng lipid máu, từ đó dẫn đến tình trạng dễ xảy ra viêm mạch máu và các cục máu đông.

Nguyên nhân thứ hai là do sự tích tụ chất béo nội tạng có thể làm giảm sự tiết hormone tăng trưởng ở tuyến yên, gây cản trở trong việc duy trì bộ xương khỏe mạnh.

Để duy trì mật độ xương vừa đủ cho cơ thể khỏe mạnh, bệnh nhân cần phải bổ sung đủ lượng canxi cũng như là các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập thể luyện thể dục thể thao ở mức độ vừa phải giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa xương và tạo hiệu quả cho xương chắc khỏe.

Tiến sĩ Bredella nhấn mạnh: “Ngoài chế độ ăn uống và tập thể dục, giảm mỡ nội tạng và xóa bỏ béo phì cũng là một gợi ý nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Điều cần thiết là bệnh nhân cần xây dựng và duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý sớm nhất có thể để giúp ngăn ngừa gãy xương cũng như ngăn ngừa bệnh loãng xương”.

Bạn đang xem bài viết:Tích tụ nhiều “chất béo nội tạng” là nguyên nhân gây loãng xương” tại Chuyên mục:Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Danh mục nội dungHội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường...
Tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường có chữa được không? Trong bệnh tiểu đường không có khái niệm...
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Từ trước đến nay, tiểu đường tuýp 1 vẫn thường được coi là căn...
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có đến...
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Một phụ nữ 59 tuổi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng để điều...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Tiểu đường có chữa được không?
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường