Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi

Cỡ chữ:
A A
Tình trạng thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra đồng thời đặc biệt là ở tuổi già. Điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2.

1. Tình trạng thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở Nhật Bản

Đối với người Nhật, “gánh nặng kép rối loạn dinh dưỡng” đang trở thành vấn đề lớn đặc biệt là đối với chế độ ăn uống. Điều này cho thấy trong xã hội Nhật có cả rối loạn thừa dinh dưỡng và suy dinh dưỡng. 

Chủ tịch Noji Nakamura của Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản cho biết: “Tôi đã trải qua nhiều thời kỳ ở Nhật Bản, có những giai đoạn mặc dù không có chiến tranh vẫn có rất nhiều người bị suy dinh dưỡng, ngược lại khi kinh tế phát triển vượt bậc lại dẫn đến việc bị thừa dinh dưỡng khi ăn quá nhiều đồ ăn Tây. Hiện nay, Nhật Bản đang ở trong tình trạng thứ 3 đó là bao gồm cả suy dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. 

Cụ thể là suy dinh dưỡng xảy ra thời hậu chiến và các nước đang phát triển, vấn đề thừa dinh dưỡng và tiểu đường tuýp 2 tồn tại ở các nước phát triển. 

Riêng ở Nhật Bản đang nổi lên vấn đề mới là “gánh nặng kép”, trong đó suy dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng xảy ra trong cùng một nhóm hoặc đồng thời ở một cá nhân.

Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi 1
Ảnh: Internet

“Gánh nặng kép” xảy ra cùng một lúc, khi cá nhân thay đổi cách hấp thụ dinh dưỡng theo tuổi tác. Các trung tâm y tế và hướng dẫn sức khỏe nhấn mạnh, những người ở độ tuổi lao động cần có những biện pháp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống như: hội chứng chuyển hóa, béo phì, tiểu đường tuýp 2… 

Mặt khác, đối với người cao tuổi xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng chủ yếu là protein, gây ra một vấn đề là suy yếu sức mạnh cơ bắp và chức năng thể chất, còn gọi là suy nhược cơ thể. Ngay cả những phụ nữ trẻ  cũng có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bị nhẹ cân, loãng xương, có chức năng buồng trứng bị suy giảm.

Thừa dinh dưỡng là tình trạng thừa năng lượng hoặc tinh bột, là nguy cơ gây ra béo phì tiểu đường tuýp 2. Ngược lại suy dinh dưỡng chỉ tình trạng thiếu năng lượng hoặc protein, khiến cơ bắp hoặc miễn dịch bị suy yếu do suy nhược cơ thể.

Chủ tịch Nakamura nói: “Hướng dẫn dinh dưỡng theo độ tuổi và hoàn cảnh là cần thiết cho Nhật Bản hiện nay. Lý thuyết “ăn no 8 phần” chỉ đúng và có tác dụng đối với lứa tuổi lao động từ 20 đến 50 tuổi, hầu như không còn tác dụng khi bạn bước sang giai đoạn 65 đến 80 tuổi. Người già cần phải có những biện pháp ngăn suy nhược và nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như protein”.

Có những người có thể bị mắc đồng thời suy dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng theo tùy thời gian, chính vì thế cần phải có hướng dẫn cụ thể, không nên đưa ra một cách chung chung. 

Theo ông Nakamura, nếu đặt mục tiêu là chống suy nhược ở người trên 65, nếu cơ thể họ quá gầy, tốt nhất nên bổ sung thức ăn giàu đạm tốt hoặc đồ ăn nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu họ có biểu hiện suy cơ bắp thì nên kết hợp cả vận động. Tốt nhất là để họ không bị sụt cân và suy cơ bắp. 

Ở Nhật Bản và Âu Mỹ, béo phì và tiểu đường đang ngày càng tăng, bên cạnh đó còn có một loại suy dinh dưỡng mới. Cả hai vấn đề suy dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng đều xảy ra đa dạng ở tất cả các đối tượng. Chính vì vậy người cao tuổi phải ăn uống đầy đủ, duy trì sức khỏe tốt. 

2. Theo dõi quá trình giảm cân của những người mắc hội chứng chuyển hóa hoặc tiểu đường tuýp 2

Ông Tatsushi Komatsu – Cựu chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã lấy một ví dụ về bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) là 33. Bệnh nhân đã hạn chế năng lượng tiêu thụ trong thời gian nhập viện, điều này cũng làm giảm mô nạc như cơ xương. Sau khi ra viện, người này đã áp dụng các hướng dẫn dinh dưỡng dựa vào việc kiểm tra cơ thể và đưa ra lượng protein thích hợp. 

Trong 4 tháng, người này đã giảm được 6kg nữa, duy trì được các mô nạc như cơ bắp, chỉ số khối lượng mỡ cùng giảm. 

Điều này cho thấy, trong quá trình giảm cân, những người mắc hội chứng chuyển hóa, béo phì và tiểu đường 2 cần theo dõi sát sao, từ đó đưa ra các hướng dẫn dinh dưỡng chi tiết, chú ý đến sự biến động của các chỉ số, đặc biệt không được bỏ qua việc mất mô nạc và khối cơ”.

Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi 2

Có nhiều người mắc sai lầm cho rằng biện pháp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa và biện pháp chống suy nhược cơ thể là cần thiết, tuy nhiên giảm cân mới là quan trọng nhất. 

Trên thực tế, đối với người cao tuổi có một sơ đồ về việc quá trình chuyển hóa và suy nhược như sau:

Giảm chuyển hóa cơ bản do giảm khối lượng cơ bắp → Giảm tiêu thụ năng lượng → Giảm cảm giác thèm ăn → Giảm lượng thức ăn → Giảm lượng chất dinh dưỡng cần thiết →Suy dinh dưỡng → Mất thêm khối lượng cơ bắp do giảm cân

Thêm vào đó, khi có dấu hiệu suy nhược các yếu tố xã hội và tinh thần, chẳng hạn như tăng mệt mỏi, giảm sự hoạt bát, giảm tốc độ đi bộ do giảm sức mạnh cơ bắp, tình trạng sức khỏe ở tuổi già sẽ bị suy giảm rất nhiều.

Junichi Abe, giám đốc Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra sự thay đổi hàng năm của khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia trong một biểu đồ, cho thấy giá trị trung bình của lượng protein mà người Nhật hấp thụ đang giảm dần qua từng năm. Trong khi đó, lượng lipid có xu hướng tăng không chỉ ở người trẻ mà cả ở người già trên 70 tuổi.

3. Hướng dẫn dinh dưỡng chuẩn

Cả tập thể dục và dinh dưỡng là trọng tâm của các biện pháp chống suy nhược. Tuy nhiên nếu lượng protein hấp thụ vào cơ thể thấp sẽ không thấy được hiệu quả của những bài tập tăng cơ. Lượng protein mục tiêu là 1,6g/kg/ngày và nên được liên kết với việc tập thể dục.

Biện pháp chống rối loạn chuyển hóa và chống suy nhược đều có sự thống nhất về thông điệp: “Hiểu và duy trì khối lượng cơ. Trong mọi trường hợp, protein đều giữ vai trò quan trọng, trong hướng dẫn bệnh rối loạn chuyển hóa, kiểm soát khối lượng mỡ trong cơ thể cũng như trọng lượng cơ thể cũng được cho là cần thiết” ông Abe nhấn mạnh.

Khó có thể xác định được độ tuổi áp dụng các biện pháp chống suy nhược, vậy nên đối với mỗi cá nhân cần có các hướng dẫn cụ thể. 

Bạn đang xem bài viết: “Vấn đề giảm cân ở người cao tuổi và những điều cần lưu ý” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người giảm cân và duy trì cân nặng thành công đã có những...
Tiểu đường ăn xôi được không?
Liệu người tiểu đường ăn xôi được không vì gạo nếp là thực phẩm...
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất...
Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống
Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống có thể giúp ngăn chặn...
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” đang phổ biến rộng rãi...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn xôi được không?
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường