Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn tăng cường hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về những giá trị của việc tập thể dục đối với người bệnh tiểu đường và cách luyện tập phù hợp cho những người làm việc tại văn phòng.

Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó bao gồm cả lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hằng ngày. Ngoài việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần kiểm soát tốt việc tập thể dục để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với một số ngành nghề văn phòng công sở đặc thù, người bệnh ít có thời gian để tập luyện vì vậy phải lập kế hoạch cụ thể, lên các bài tập từ đơn giản đến phức tạp hơn để hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Tập thể dục giúp kiểm soát đường huyết tốt

Bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường là một trong những bài tập đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng không phải chỉ về mặt thời gian, sự chủ động của bản thân mà còn có những kiến thức cơ bản về sự tác động của việc rèn luyện sức khỏe ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường. 

– Trong quá trình tập luyện vận động, glucose sẽ được chuyển đến cơ bắp một cách đều đặn, từ đó điều chỉnh nồng độ glucose trong máu giảm, đường huyết cũng được ổn định hơn. 

– Tác dụng thứ hai của việc tập thể dục là giảm cholesterol, giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Riêng với người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, thể dục giúp giảm lượng mỡ, kiểm soát cân nặng và cân bằng các chỉ số khác của cơ thể. 

– Đặc biệt, trong quá trình luyện tập còn giải phóng hormone endorphin giúp tinh thần phấn chấn, thoải mái, quá trình ăn uống và điều trị bệnh có hiệu quả tốt hơn.

– Vận động còn tăng tác dụng của insulin, đồng thời cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể.

– Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tập luyện giúp ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường. 

Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường 1
Tập thể dục giúp thư giãn tinh thần, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

2. Các phản ứng của đường huyết khi tập thể dục

Với mỗi bài tập, thời gian vận động khác nhau sẽ có những phản ứng về đường huyết khác nhau. Hoạt động thể chất có thể làm giảm lượng đường huyết trong vòng 24 giờ và nhiều hơn, đồng thời làm tăng độ nhạy cảm với insulin với từng cơ thể. 

Đó là lý do bạn cần phải kiểm tra nồng độ glucose phản ứng như thế nào trước và sau khi tập, từ đó quan sát các lợi ích từ từng bài tập với cơ thể, so sánh phản ứng của cơ thể từ những lần kiểm tra để lựa chọn phương pháp tập tốt nhất.

Video về “Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu”

Lưu ý: Mức đường huyết không nên quá thấp dưới 70 mg/dL hoặc 3.9 mmol/L trong quá trình tập và sau khi tập.

Bởi vì khi vận động, để đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể, gan sẽ giải phóng đường vào trong máu. Lúc này, cơ thể đòi hỏi phải có insulin mới sử dụng được lượng đường này. Nếu không đáp ứng kịp, đường trong máu tăng cao hoặc hạ thấp do vận động quá mức dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây nguy hiểm.

Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường 2
Cần kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết khi tập thể dục (Ảnh: Internet)

3. Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường

Với nhiều người ở nhà, việc tập thể dục sẽ chủ động hơn về mặt thời gian cũng như lập kế hoạch tham gia các kiểu vận động khác nhau như chạy bộ, đạp xe, gym, yoga… Còn đối với những người làm việc ở công sở, với lượng thời gian 8 tiếng một ngày thường sẽ khó có thể đảm bảo duy trì tập các môn thể dục lâu dài. 

Thế nhưng không phải bất cứ bài tập nào diễn ra ở phòng tập mới đủ khả năng giúp bạn kiểm soát mức đường huyết hay các chỉ số khác mà các bài tập nhẹ nhàng tại văn phòng cũng có tác dụng rất lớn. Sau đây là một số gợi ý về các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường các bạn có thể tham khảo để áp dụng. 

3.1. Bài tập nhẹ nhàng cho tay

Đối với bàn tay, bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường vừa đơn giản nhẹ nhàng nhất. Hai bàn tay nắm vào nhau, lòng bàn tay hơi lỏng, tay trái nắm chặt, ép nhẹ xuống, giữ trong 5 – 10 giây, đảm bảo cổ tay phải thẳng. Hoặc bạn có thể quay ngược hai lòng bàn tay đang đan vào nhau hướng về phía trước, đẩy mạnh và căng cánh tay. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong vòng 10 phút. 

Các bài tập cơ tay trước ở phòng gym thường là nhờ vào các vật hỗ trợ như tạ, đồ tập chuyên dụng, tuy nhiên ở văn phòng, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng chai nước, các đồ vật có thể cầm nắm dễ dàng. Bạn cầm lấy vật nặng đó, đẩy hai tay về phía trước ngang ngực rồi kéo lại, lặp đi lặp lại khoảng 10 lần. Lưu ý giữ cho lưng thẳng. 

3.2. Bài tập cho chân

Đối với chân, người bị tiểu đường có thể áp dụng bài tập tại chỗ như nhón gót chân, giữ thăng bằng trên các ngón chân trong vòng 10 giây sau đó trở về tư thế cũ, lặp đi lặp lại 10 lần. 

Đối với cẳng chân, bạn ngồi thẳng lưng, sau đó nâng một bên chân đến khi cẳng chân song song với mặt đất, giữ tư thế đó trong vài giây và hạ xuống vị trí ban đầu, lặp đi lặp lại 10 lần. 

3.3. Bài tập cho cổ

Để cổ thư giãn, bạn nên tập các bài tập xoay đầu, nghiêng đầu, ngả đầu nhẹ nhàng về phía trước và phía sau, sang trái sang phải. Tuy nhiên nên chú ý đến tốc độ vì dễ bị tổn thương khớp cổ. 

3.4. Bài tập cho vai

Giang hai tay về một hướng đầu sau đó kéo nhẹ vai, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây và lặp lại. Tập với cả bên vai còn lại.

3.5. Tập leo cầu thang

Đối với người bệnh tiểu đường, việc tập leo cầu thang mang lại nhiều giá trị khác nhau. Vào mỗi ngày, bạn nên áp dụng leo cầu thang nhẹ nhàng kết hợp với công việc. Đối với các tòa nhà cao không thể đi thang bộ, bạn có thể đi mấy tầng đầu sau đó sử dụng thang máy. Bài tập này tập có thể tiến hành bất kỳ khi nào bạn sẵn sàng, nên tăng dần cường độ bằng cách đi bộ nhiều tầng hơn. 

Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường 3
Leo cầu thang cũng là một trong những bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Trên đây là một số bài tập nơi công sở cho người tiểu đường bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Việc tăng cường vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng và đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn. 

Bạn đang xem bài viết: “Gợi ý các bài tập nơi công sở cho người bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Bệnh tiểu đường type 2 là “kẻ giết người thầm lặng”, căn bệnh này...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra về khả năng dung...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Trên một nghiên cứu quy mô lớn của Trường Cao đẳng Y tế Công...
Vitamin B12
Danh mục nội dungVitamin B12 là gì?Vitamin B12 có hiệu quả gì?Những thực phẩm...
Phương pháp chữa bệnh tiểu đường thông qua giảm tích lũy chất béo dư thừa
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Vitamin B12
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường