Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Danh mục nội dung
1. Nếu không ăn đủ chất xơ sẽ dễ gây béo phì và bệnh tiểu đường
Thói quen ăn uống của người Nhật đang dần thay đổi theo thời gian, còn ở các nước phương Tây, người ta thường ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, chất béo cao, giàu calo, ít chất xơ
Trong những năm gần đây, việc sử dụng tràn lan kháng sinh thường gây ra những bất thường trong hệ thực vật đường ruột, dẫn đến sự gia tăng các bệnh khác nhau như béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Đến nay có nhiều báo cáo cho thấy những thay đổi trong môi trường sống ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột, tuy nhiên các báo cáo về về tác động của hệ vi khuẩn đường ruột của trong thời kỳ mang thai lại ít được biết tới.
Môi trường trong thời kỳ mang thai và thời gian đầu sau sinh cũng gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng mắc bệnh khi trẻ lớn lên. Chính vì vậy, có một giả thuyết được gọi là giả thuyết DOHaD nói về sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ và sau khi sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sau này.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt như tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và rối loạn lipid máu ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, cơ chế gây ra điều này vẫn chưa được làm rõ.
2. Ăn nhiều chất xơ giúp làm tăng axit lactic
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh hoạt động của các chất chuyển hóa bởi hệ thực vật đường ruột có tác dụng sinh học quan trọng đối với chuyển hóa năng lượng và chức năng sinh lý.
Vi khuẩn đường ruột phân giải chất xơ và đưa vào trong cơ thể, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (axit butyric, axit propionic…). Các chất chuyển hóa này được sử dụng như một nguồn năng lượng. Hơn nữa, nó cũng có tác động đến chức năng sinh lý kích hoạt GPR41-chất thúc đẩy tiêu thụ năng lượng và GPR43- chất ức chế sự tích tụ chất béo.
Một khi GPR41 và GPR43 hoạt động bằng các axit béo chuỗi ngắn, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào thần kinh, tế bào nội tiết đường ruột dương tính GLP-1 và tế bào β của tuyến tụy. Nhờ thế, hệ thống trao đổi chất và nội tiết của trẻ phát triển bình thường. Đồng thời, bằng việc chuẩn bị sẵn cho quá trình trao đổi năng lượng khi trưởng thành sẽ giúp cho người đó ít bị béo phì.
GLP-1 là hormone đường ruột được tiết ra từ các tế bào L của các tế bào nội tiết đường ruột đảm nhận chức năng sản sinh insulin từ tế bào β của tuyến tụy và điều chỉnh lượng thức ăn. Chất đồng vận thụ thể GLP-1 này được sử dụng như thuốc điều trị bệnh tiểu đường giúp bổ sung GLP-1.
3. Axit lactic phân giải chất xơ, sản sinh axit béo chuỗi ngắn
Nhóm nghiên cứu này đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch về các tác động của hệ vi sinh vật đường ruột của mẹ đối với sự phát triển của thai nhi và tính nhạy cảm đối với bệnh tật của đứa trẻ sau khi sinh ra.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu nuôi chuột đang mang thai trong điều kiện bình thường và môi trường vô trùng. Sau khi cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, những con chuột mẹ trong môi trường vô trùng bị béo phì và mắc bệnh hội chứng chuyển hóa như tăng đường huyết và tăng lipid máu. Những con chuột mẹ không ăn thực phẩm chứa chất xơ trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh những con chuột con cũng có những triệu chứng tương tự như trên.
Mặt khác, người ta phát hiện ra rằng khi cung cấp chế độ ăn giàu chất xơ cho chuột mẹ khi mang thai, những con chuột sơ sinh ít có khả năng bị béo phì. Điều này cho thấy, chất xơ đã bị phân giải bởi vi khuẩn đường ruột trong cơ thể chuột mẹ và một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn được tạo ra. Nhờ vậy, một phần trong số đó được truyền đến thai nhi qua đường máu.
Lúc này, khi chuột mẹ trong quá trình mang thai được cung cấp axit propionic – một trong những axit béo chuỗi ngắn, người ta thấy những chú chuột con sau khi sinh ra rất ít bị béo phì. Như vậy các axit béo chuỗi ngắn được sinh ra từ hệ thực vật đường ruột của chuột mẹ mang thai giúp ngăn ngừa béo phì ở chuột con mới sinh.
Trong dây thần kinh giao cảm của thai nhi, đường ruột và tuyến tụy GPR41 và GPR43-những thụ thể của các axit béo chuỗi ngắn xuất hiện rất nhiều. Bởi vì thai nhi không có vi khuẩn đường ruột, chúng không thể tự tạo ra nhiều axit béo chuỗi ngắn. GPR41 và GPR43 của thai nhi có thể cảm nhận được các axit béo chuỗi ngắn từ trong đường ruột của người mẹ.
4. Cải thiện thói quen ăn uống và môi trường trong đường ruột- phương pháp trị liệu mới
Các axit béo chuỗi ngắn được tạo ra bởi vi khuẩn đường ruột ở mẹ khi mang thai sẽ tác động đến sự phát triển của thai nhi, giúp chức năng trao đổi chất ở trẻ sau khi sinh phát triển bình thường, ức chế béo phì.
Nghiên cứu lần này đã chỉ ra rằng môi trường đường ruột của người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng lớn đến chương trình trao đổi chất của đứa trẻ nhằm mục đích ngăn ngừa các bệnh liên quan đến lối sống. Kết quả của nghiên cứu này là một phát hiện mới thêm vào những giả thuyết từ trước đến nay về môi trường đường ruột của người mẹ và các bệnh liên quan đến lối sống của trẻ.
Nghiên cứu này có thể dẫn đến sự phát triển của các phương pháp điều trị mới bằng y học dự phòng và phương pháp điều trị thông qua việc quản lý chế độ dinh dưỡng của người mẹ như cải thiện môi trường đường ruột và chế độ ăn uống trong thai kỳ.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu bao gồm giáo sư Ikuo Kimura- chuyên ngành hóa sinh ứng dụng thuộc viện nghiên cứu nông nghiệp- đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo cùng với giáo sư Koji Hase-khoa dược, Đại học Keio. Kết quả của nghiên cứu này cũng được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ.
Bạn đang xem bài viết: “Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)