Thực đơn dành cho người tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn các thực đơn dành cho người tiểu đường gồm những thực phẩm có lượng đường thấp.

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường

Để xây dựng khoa học thực đơn dành cho người tiểu đường thì người bệnh cần phải tham khảo lời tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, và tuân thủ những nguyên tắc ăn uống cơ bản để không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.

Chú ý dinh dưỡng

Người tiểu đường cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Thực đơn dành cho người tiểu đường 2
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường type 2 cần cân đối protein, chất xơ, tinh bột

Tính toán lượng calo cung cấp cho cơ thể

Xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn và làm chậm biến chứng ở những người bị bệnh tiểu đường.

–  Chất béo cung cấp 20 – 30 % năng lượng

– Chất đạm cung cấp 12 – 20 % năng lượng

–  Chất đường bột cung cấp 45 -60% năng lượng

Bữa sáng

Không nên bỏ bữa sáng, vì bữa sáng đối với người tiểu đường rất quan trọng, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày. Thực đơn dành cho người tiểu đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng: ½ khẩu phần tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein.

Người tiểu đường có thể uống cà phê hay một ly sữa không đường kèm với 2 lát bánh mì nướng. Hoặc lựa chọn uống ½ chén các loại đậu rang đã xay thành bột. Các loại đậu rất tốt cho người tiểu đường. Người tiểu đường có thể thay đổi bữa sáng bằng một tô nhỏ bún hoặc phở.

Thực đơn dành cho người tiểu đường 3
Có nhiều sự lựa chọn bữa sáng hoàn hảo cho người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ

cta kiến thức tiểu đườngXem chi tiết bài viết: “Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường” TẠI ĐÂY

Bữa trưa

Bữa trưa trong thực đơn dành cho người tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Các loại rau xanh khuyến khích nên bổ sung như xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ.

Bổ sung protein thì nên ăn thịt nạc thăn hoặc thịt gà nhưng phải bỏ da. Có thể lựa chọn ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau. Thay đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá…

Người tiểu đường có thể tráng miệng bằng bưởi đỏ, táo, kiwi,…

Bữa tối

Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự khẩu phần bữa trưa: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein.

Nguồn protein nên dùng vào buổi tối có thể lựa chọn như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ,…

Rau xanh có thể lựa chọn bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua,…

Thực đơn dành cho người tiểu đường 4
Đậu phụ sốt cà chua là một món dễ làm và tốt cho người tiểu đường

Bữa ăn nhẹ

Ngoài những bữa ăn chính thì người tiểu đường phải thêm 2-3 các bữa ăn nhẹ. Chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu của người bệnh trong một ngày. Người tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate. Có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường, hạt bí ngô. Không nên ăn các thực phẩm đóng gói, chứa nhiều chất béo và gelatin.

Thực đơn dành cho người tiểu đường 5
Trái cây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin

2. Thực đơn dành cho người tiểu đường xây dựng trong tuần

Tham khảo lời tư vấn của bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, thực đơn dành cho người tiểu đường trong tuần được thiết kế như sau:

Bữa sáng

(6h30- 7h30)

Bữa phụ sáng 

(9h)

Bữa trưa

(11h -11h30)

Bữa xế trưa

( 14h – 14h30)

Bữa chiều

( 17h – 17h30)

Bữa tối

(20h – 20h30)

Thứ hai – Một tô phở gà vừa phải: Bánh phở 70g, 30g thịt gà, 30g giá đỗ

– Hai múi bưởi đỏ

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường 1 chén cơm

– Canh bí đỏ thịt nạc ( 80g bí đỏ, 5g thịt nạc)

– Chả trứng ( 27g thịt nạc, nửa quả trứng, nấm mèo, bún tàu…)

– Salad dưa leo, cà chua

– 1 miếng dưa hấu 150g

– Bánh flan một cái nhỏ – Một chén cơm

– Canh cải soong tôm ( 10g tôm, 50g cải soong)

–  Thịt kho sốt cà chua đậu hũ ( đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả.)

– Dưa cải, dưa giá 100g

– 3 trái táo ta nhỏ

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ ba – Một đĩa há cảo 6 cái vừa.

– Một trái quýt

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – Một chén cơm

– Canh măng chua cá hồi: 20g cá, 50g măng, 2,5g dầu thực vật

– Thịt kho trứng: 40g thịt đùi, 1 quả trứng nhỏ

– 100g rau muống luộc

– Nửa trái lê

1 bánh flan nhỏ – 1 chén cơm nhỏ

– Canh cải soong tôm (10g tôm, 50g cải soong)

– Thịt kho sốt cà chua đậu hũ ( đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả.)

– Dưa cải, dưa giá 100g

– 3 trái táo ta nhỏ

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ tư – 1 tô bánh canh thịt heo: (70g bánh canh, 25g thịt heo, hành ngò)

– 50g nho

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – 1 chén cơm

– Canh bầu tôm: (10g tôm, 50g bầu).

– Xíu mại: 60g thịt, 35g củ sắn

– Salad: rau càng cua trộn dầu dấm

– 1 trái sapoche

2 cái bánh bích quy – 1 chén cơm

– Canh cải xanh thịt nạc (10g thịt nạc, 100g cải xanh)

– Gà nấu nấm ( thịt gà bỏ da, 50g nấm rơm, 100g cà chua, 3g dầu thực vật)

– 1 miếng thanh long 100g.

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ năm – Một cái bánh mì nhỏ ăn kèm trứng rán ( 1 quả trứng nhỏ)– 50g mãng cầu xiêm 140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – 1 tô bún mọc vừa: 90g bún, 30g thịt sườn heo, 10g mọc viên, rau giá, bắp chuối,…)– 1 cái bánh su kem nhỏ Nửa trái bắp luộc – 1 chén cơm

– Canh bắp cải thịt nạc (10g thịt heo, 50g bắp cải)

– Cá hú kho thơm (50g dứa, 45g cá hú)

– 100g rau lang luộc

– 4 trái chôm chôm

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ sáu – 1 tô nhỏ hoành thánh

(16g hoành thánh, 13g thịt nạc, rau giá)

– Nửa trái vú sữa

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – 1 chén cơm

– Canh cua mồng tơi, rau dền (50g cua đồng, 50g mồng tơi, rau dền)

– Tôm kho củ hành: (50g tôm, 30g củ hành, 6g dầu thực vật)

– 2 trái hồng vừa

1 hũ sữa chua không đường – 1 chén cơm

– 1 canh bí đao thịt nạc (50g bí đao, 5g thịt nạc)

– Khổ qua xào trứng ( 70g khổ qua, nửa quả trứng, 2,5 g dầu thực vật)

– Nửa trái táo

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Thứ bảy – Một đĩa bánh cuốn vừa ( 26g bột gạo, 26g thịt nạc, 20g chả, dưa leo, hành phi, nước mắm)

– 60g dứa

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – 1 tô vừa hủ tíu bò kho ( 50g hủ tíu, 80g thịt bò, rau giá,…)

– 150g dưa hấu

1 chiếc bánh flan nhỏ – 1 chén cơm

– Canh đậu hũ hẹ thịt ( 20g thịt nạc, 20g đậu hũ, 30g hẹ)

– Mực dồn thịt sốt cà chua (50g mực, 30g thịt, 5g dầu thực vật)

– Bông cải xào tỏi 

(100g bông cải, 5g dầu thực vật)

– Nửa trái ổi

230ml sữa dành cho người bị tiểu đường
Chủ nhật – 1 chén cháo đậu đỏ (10g gạo, 14g đậu đỏ, 12g dừa, 2g đường)

– Nửa trái cam

140ml sữa loại dành cho người bị tiểu đường – 1 tô vừa hủ tíu bò kho ( 50g hủ tíu, 80g thịt bò, rau giá,…)

– 150g dưa hấu

100g dưa lê – Một chén cơm

– Canh khổ qua hầm ( 100g khổ qua, 50g thịt nạc)

– Cá chép chưng tương (100g cá chép nạc, 3g tương hột, nấm mèo, bún tàu…)

– Một miếng thanh long 100g

 230ml sữa dành cho người bị tiểu đường

cta kiến thức tiểu đườngBà bầu tiểu đường thai kỳ cập nhập ngay: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường

3. Thêm thực đơn dành cho người tiểu đường

Trong thực đơn này bữa ăn sáng của bệnh nhân đái tháo đường nên có những thực phẩm như tinh bột, trái cây chín tự nhiên, protein. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm 1 tô miến, phở, mỳ, khoai lang hay ngũ cốc nguyên hạt.

Thực đơn dành cho người tiểu đường 1
Thực đơn dành cho người tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh đang trở nên phổ biến ở xã hội hiện nay. Ở Việt Nam, tiểu đường có thể kiểm soát qua chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Việc xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được coi là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và kiểm soát đường huyết trong cơ thể, chủ động lên thực đơn giúp ăn no, đủ dinh dưỡng, nhưng đường huyết không tăng.

Bạn đang xem bài viết:Thực đơn dành cho người tiểu đường” tại Chuyên mụcĂn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Gần đây, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã đưa ra “Báo cáo...
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất...
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, nhưng...
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Các kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Đi bộ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp...
Yếu tố làm gia tăng tiểu đường ở cả trẻ em và thanh thiếu niên
Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường