8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!

Cỡ chữ:
A A
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó duy trì lối sống bình thường, việc kiểm soát đường huyết dễ bị rối loạn, cân nặng của bệnh nhân cũng dễ tăng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) và Hiệp hội Tiểu đường Anh (Diabetes UK) đã đưa ra lời khuyên về 8 biện pháp có thể dễ dàng thực hiện giúp bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát bệnh tốt trong thời gian này.

“Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý về các vấn đề như mất cân bằng chế độ ăn uống, thiếu vận động, stress,…trong dịp cuối năm và đầu năm mới.”

Vào trong dịp cuối năm và đầu năm mới, mọi người thường tham dự rất nhiều các bữa tiệc như tiệc tất niên, tiệc mừng năm mới, các bữa tiệc khác,…,điều này sẽ gây khó khăn cho bệnh nhân tiểu đường trong việc duy trì lối sống thông thường. Các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè tụ tập nên bệnh nhân có nhiều cơ hội để thư giãn, ăn uống hơn, do đó chế độ ăn uống có thể trở nên mất cân bằng, thiếu vận động, căng thẳng quá mức có thể xảy ra.

8 điều chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới 1
Vào dịp cuối năm và đầu năm mới, mọi người thường tham dự rất nhiều bữa tiệc (ảnh: Internet)

“Khi kỳ nghỉ tiếp tục kéo dài, tình trạng ăn quá nhiều và thiếu vận động sẽ chồng chéo lên nhau, nhiều bệnh nhân tiểu đường bị tăng cân và xuất hiện rối loạn kiểm soát đường huyết, do đó cần đặc biệt thận trọng trong việc ăn uống”, Guile Timerman, Trưởng khoa Điều dưỡng, Đại học Texas cho biết.

Guile Timerman đã đưa ra lời khuyên rằng “Thật khó để bệnh nhân có thể duy trì việc ăn uống như bình thường vào những ngày nghỉ dài. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải có ý thức làm chậm tốc độ ăn và ăn một cách từ tốn để cảm nhận vị ngon của đồ ăn. Điều quan trọng là phải nhai kỹ và cảm nhận hương vị”.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện các biện pháp sau đây để giữ sức khỏe trong mùa nghỉ lễ.

1. Lên kế hoạch những việc cần làm trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới

Lối sống của mỗi người có xu hướng thay đổi trong các ngày lễ cuối năm và năm mới khiến việc duy trì chế độ ăn uống như bình thường trở nên khó khăn. Đây cũng là khoảng thời gian stress dễ tích lũy do mọi người phải sắp xếp công việc cuối năm, tham gia các buổi tiệc tùng như tiệc tất niên và tiệc mừng năm mới, dành thời gian chăm sóc con nhỏ.

Nếu bệnh nhân tự ghi lại dự định về các công việc như làm khi nào, ở đâu và làm gì trong lịch và sổ ghi chép thì sẽ có thể đảm bảo thời gian cho các bữa ăn và tập luyện một cách lành mạnh.

8 điều chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới 2
Nên tự lên kế hoạch về các việc sẽ làm trong dịp nghỉ lễ (ảnh: Internet)

2. Lên kế hoạch về những bữa ăn đơn giản

Khi có nhiều dự định khác nhau trong dịp nghỉ lễ, việc ăn uống của mỗi người có xu hướng đơn điệu và tần suất ăn ngoài và sử dụng thực phẩm đã chế biến sẵn cũng tăng lên.

Biện pháp hiệu quả nhất là bệnh nhân nên điều chỉnh thời gian ăn uống phù hợp với cuộc sống bình thường. Nếu bị muộn so với giờ ăn dự định, hãy bổ sung ăn đồ ăn nhẹ và sau đó điều chỉnh giảm lượng ăn ít hơn vào bữa tiếp theo.

Những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường bằng liệu pháp insulin hoặc uống thuốc giảm đường huyết thì cần bổ sung ăn đồ ăn nhẹ trong bữa ăn bình thường để ngăn ngừa hạ đường huyết. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước.

Để có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất nên chuẩn bị bữa ăn tại nhà, nhưng nếu khó khăn, hãy mua và để những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trong bếp. Nếu là các loại rau cắt, các sản phẩm từ sữa ít béo, gạo lứt hoặc bánh mì ngũ cốc,…bệnh nhân có thể dễ dàng chế biến.

3. Duy trì tập luyện

Tập luyện và rèn luyện thân thể là phương pháp giải tỏa căng thẳng một cách tự nhiên. Việc tập luyện cũng hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tốt nhất là bệnh nhân nên tập luyện vừa phải trong 30 phút đều đặn 5 ngày trong tuần, nhưng nếu việc duy trì này khó khăn, bệnh nhân có thể tập luyện như đi bộ 10~15 phút hai lần trong một ngày.

Ngoài việc đi bộ, các hoạt động hàng ngày như dọn dẹp, đi bộ cùng gia đình, các hoạt động vui chơi như ném đĩa và bóng đá, chơi với con cháu,…cũng đều là các biện pháp giúp tập luyện.

8 điều chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới 3
Bệnh nhân tiểu đường nên duy trì tập luyện để kiểm soát bệnh tốt hơn (ảnh: Internet)

Để duy trì tập luyện, bệnh nhân tiểu đường nên tiến hành tập luyện cùng với những người khác, khuyến khích bệnh nhân nên đi bộ cùng với gia đình và tập luyện ở những nơi an toàn có thể được sử dụng ngay cả trong mùa đông.

cta kiến thức tiểu đườngBệnh nhân cần biết: Vận động thế nào là tốt cho người tiểu đường?

4. Rất khó để đốt cháy calo khi ăn quá nhiều bằng việc tập luyện

Khi số lượng các bữa tiệc tiếp tục tăng lên, việc nắm bắt bản thân nên ăn bao nhiêu trở nên khó khăn. Có rất nhiều món ăn được phục vụ trong bữa tiệc nên phần lớn mọi người thường vô thức ăn quá nhiều.

Nếu bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn uống mỗi ngày với các loại thực phẩm nhiều chất béo hơn 500 kcal, lượng calo được hấp thụ quá nhiều sẽ lên đến 3.500 kcal trong một tuần và cân nặng sẽ tăng thêm 1 kg trong hai tuần.

Rất khó để đốt cháy calo khi ăn quá nhiều bằng việc tập luyện. Hạn chế ăn quá nhiều là phương pháp hiệu quả nhất để tránh béo phì.

Khi bệnh nhân tiểu đường có kế hoạch như tiệc tùng, để kiểm soát sự thèm ăn dễ dàng hơn, hãy thử ăn salad rau và bánh mì ngũ cốc nguyên chất và đi ra ngoài, không nên đi dự tiệc trong tình trạng đói.

5. Hãy nghĩ xem bản thân muốn ăn gì

Trong các bữa tiệc đứng theo phong cách tự chọn, hãy suy nghĩ về những gì bản thân thực sự muốn ăn trước khi lấy thức ăn trên đĩa.

Bệnh nhân tiểu đường nên tránh thực phẩm chiênnhững thực phẩm nhiều calochọn những món ăn chế biến đơn giản từ thịt và cá. Nhiều người thường nghĩ rằng salad rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hãy cẩn thận vì một số loại salad có hàm lượng calo cao bởi được chế biến với dầu ăn.

Để bộ não truyền cảm giác no bụng đến người ăn thì phải mất hơn 20 phút kể từ khi bắt đầu ăn. Vì vậy nên ăn càng chậm càng tốt trong các bữa tiệc.

Nên chọn đĩa đựng nhỏ nhất có thể khi tham gia các bữa tiệc đứng theo phong cách tự chọn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng đĩa đựng nhỏ thì lượng bữa ăn được hạn chế ít hơn và dễ mang lại cảm giác no bụng hơn.

Mục đích của các bữa tiệc không chỉ là ăn uống mà còn là trò chuyện và trao đổi với mọi người. Nếu quá tập trung vào việc ăn uống thì sẽ khó có thể nói chuyện, giao lưu với mọi người. Nếu mọi người nhận thức được điều này thì có thể tránh ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều.

6. Hấp thụ đủ chất xơ

Nếu bệnh nhân mua và để các loại rau cắt,…giàu chất xơ ở trong bếp thì có thể dễ dàng sử dụng để chế biến và có thể bù đắp cho sự thiếu hụt rau.

Chất xơ ăn kiêng làm chậm thời gian thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non và làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Do chất xơ cũng giúp các loại thực phẩm có chứa carbohydrate được hấp thụ chậm hơn, vì vậy ngay cả khi bệnh nhân có thể trạng lượng tiết ra insulin không thể đáp ứng những thực phẩm hấp thụ vào vẫn có thể ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn ở một mức độ nào đó.

Nếu bệnh nhân ăn các loại rau giàu chất xơ thì sẽ dễ có cảm giác no và có thể ức chế việc ăn quá nhiều. 100 g rau tươi chứa 2-3 g chất xơ. Khi chế biến bằng cách luộc rau, mọi người có thể ăn nhiều rau hơn.

8 điều chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới 4-0
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung ăn nhiều chất xơ (ảnh: Internet)

Ngoài ra chất xơ cũng có nhiều trong khoai tây nghiền, khoai lang, đồ hộp, bánh mì cuộn, nước sốt nam việt quất, bánh bí ngô, món tráng miệng,…

Trong số ba chất dinh dưỡng chính (carbohydrate, protein, chất béo), carbohydrate là chất làm tăng lượng đường trong máu. Để ngăn chặn sự gia tăng chỉ số đường huyết sau bữa ăn, hãy dùng các loại ngũ cốc chưa tinh chế giàu chất xơ như gạo lứt và bột ngũ cốc, hấp thụ carbohydrate đồng thời với protein và chất béo sẽ có hiệu quả làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate.

>>Bài viết hữu ích: Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

7. Tránh để tình trạng stress kéo dài

Tình trạng stress gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress có thể là do người bệnh không thể duy trì chế độ ăn uống bình thường, uống quá nhiều rượu, thiếu vận động.

Trong các ngày nghỉ lễ vào dịp cuối năm và năm mới, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mỗi người sẽ bị xáo trộn do phát sinh rất nhiều việc bất ngờ. Hãy lập kế hoạch với các khoảng thời gian dư thừa để không bị quá rối, thiếu thời gian khi có nhiều việc xảy ra. Ngay cả khi thực hiện tất cả mọi việc theo kế hoạch thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy vui vẻ tận hưởng khoảng thời gian với gia đình và bạn bè. Và đến ngày hôm sau, nếu bệnh nhân có thể quay trở lại nhịp độ sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tập luyện, tự đo đường huyết, bệnh nhân đã có thể tạo ra một kỳ nghỉ một cách có ý nghĩa.

Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải ngủ đủ giấc. Khi ngủ không đủ, mọi người sẽ muốn ăn thực phẩm nhiều chất béo/ đường, gây khó khăn cho việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt. Mọi người nên dành mỗi ngày 7~8 tiếng cho việc ngủ.

>> Xem ngay bài viết về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và stress: Tiểu đường và stress

8. Kiểm tra cân nặng mỗi ngày

Dịp cuối năm và năm mới là thời điểm mọi người thường khó kiểm soát cân nặng. Khảo sát của Trường đại học Y tế công cộng Harvard cho thấy rằng trong dịp cuối năm và đầu năm mới, tình trạng “ăn quá nhiều” có nhiều khả năng xảy ra. Nhiều người trong giai đoạn này bị tăng cân trung bình 1,5kg trở lên. Dù một số người không tăng cân, không ăn quá nhiều vào các ngày trong tuần nhưng vẫn ăn quá nhiều vào cuối tuần và thường lặp lại chu kỳ bù trừ trong việc kiểm soát bữa ăn.

Điều quan trọng là mỗi người cần có suy nghĩ mạnh mẽ rằng “ít nhất hãy cố gắng không tăng cân hơn cân nặng hiện tại”. Nếu mỗi người tạo thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày vào một thời điểm cố định thì sẽ dễ dàng kiểm soát cân nặng của bản thân. Một số người thường để cân trong bếp và kiểm tra cân nặng mỗi ngày đã thành công trong việc giảm cân.

8 điều chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới 5
Nên tạo thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày vào một thời điểm cố định để dễ dàng kiểm soát cân nặng của bản thân (ảnh: Internet)

Các món ăn ngày tết thường có hàm lượng calo và lượng muối cao

Chế độ ăn uống cho các bệnh liên quan đến lối sống như bệnh tiểu đường tuýp 2 được cho là “không phải hạn chế ăn quá nhiều thứ”. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý đến các món ăn ngày tết bởi các món ăn này thường có vị đậm đà và trong một bữa ăn có thể chứa hơn 1.000 kcal calo và 10g muối.

Các món ăn ngày tết có những đặc trưng nổi bật là sử dụng rất nhiều gia vị như đường, muối, vị chua để tăng cường khả năng bảo quản. Các loại thực phẩm như khoai tây nghiền, cá cuộn, đậu đen có hàm lượng calo cao. Đặc biệt bệnh nhân cần chú ý không ăn toàn bộ các loại thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, trứng cá trích, chả cá, tôm luộc trong 1 lần.

Khi tự chế biến các món rau như “salad rau ăn kèm”, “rau luộc”,…, hãy sử dụng nước súp và mùi hương cam quýt để giảm lượng muối.

Mọi người thường ăn các món ăn trong ngày tết trong 3 ngày liên tiếp. Sau đó nếu mọi người có thể quay về chế độ ăn uống như bình thường thì sẽ không có vấn đề gì.

Bánh mochi cũng có hàm lượng calo cao

Bánh mochi là một thực phẩm có thể để trong thời gian khá dài được chế biến từ gạo nếp và có đặc trưng là khô và đặc hơn so với cơm.

Lượng calo của một bát cơm (150g) là 252 kcal, trong khi lượng calo của một miếng bánh mochi (50g) là 117 kcal. Nói cách khác, lượng calo của hai miếng bánh mochi và một chén cơm sẽ giống nhau. Vì vậy nếu ăn 2 miếng bánh gạo thì sẽ không có vấn đề gì.

Món lẩu dinh dưỡng mùa đông là sự lựa chọn tuyệt vời

Các món lẩu thường được chế biến với nhiều thành phần khác nhau như đậu phụ, cá, thịt và có nhiều hương vị phong phú. Nếu mọi người thêm các loại rau vào nồi lẩu thì có thể cân bằng tốt protein, vitamin, khoáng chất,…

Các món lẩu có thể được chế biến trong một thời gian ngắn và có thể thưởng thức cùng với nhiều người.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Thiếu ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hiện tượng “thiếu ngủ” tưởng là bình thường nhưng rất dễ dẫn đến rối...
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà trong đó số lượng và hoạt...
Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “họ gầy nên không cần lo lắng đến bệnh...
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần thiết phải nắm...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Thiếu ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường?
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường