Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?

Cỡ chữ:
A A
Nước ép trái cây và rau củ được cho là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn có một câu nói thường hay xuất hiện trên nhãn của một số sản phẩm nước ép đó là “chỉ cần uống một chai đã có thể bổ sung đủ lượng rau một ngày”. Nhưng thực tế thì những thay đổi nào sẽ xảy ra với cơ thể nếu bệnh nhân tiểu đường duy trì uống nước ép mỗi ngày? Một sự thật bất ngờ đã được tiết lộ.

Điều đáng ngạc nhiên là trong nước ép trái cây và rau củ có chứa rất nhiều đường

Các loại nước ép trái cây và rau củ hiện nay được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Phần lớn mọi người thường cho rằng đây là loại đồ uống tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi kiểm tra lượng carbohydrate (lượng đường), xuất hiện nhiều kết quả đáng ngạc nhiên.

Trong 100g nước ép cam (nước ép nguyên chất) có lượng calo là 42kcal, carbohydrate là 10.7g, đường đơn hấp thụ nhanh là 7.9g. Các chai nước ép trên thị trường thường được đóng gói dạng 200ml, theo tính toán thì lượng đường hấp thụ lên đến hơn 20g.

Tương tự như vậy đối với nước ép rau củ, nếu xem xét “lượng đường = carbohydrate”, 200mL nước ép rau củ sẽ bổ sung 15~20g đường. Một nắm cơm nắm chứa 180 kcal calo và 40g carbohydrate. Nếu chỉ sử dụng nước ép trái cây thì có thể giảm nửa lượng calo và carbohydrate này.

Cả nước ép trái cây và nước ép rau củ đều được chế biến dạng lỏng, vì vậy thời gian hấp thụ nhanh hơn và có thể làm tăng đường huyết nhanh hơn so với các loại đồ ăn dạng rắn.

Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ 1
Điều đáng ngạc nhiên là trong nước ép trái cây và rau củ có chứa rất nhiều đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết: “Ít đường và ít béo”, chế độ ăn uống điều trị tiểu đường nào tốt hơn?

Nước ép trái cây và rau củ không có hiệu quả “thay thế cho trái cây và rau củ tươi”

Trường hợp bệnh nhân tiểu đường muốn ăn trái cây, không nên chế biến thành nước ép mà nên ăn cả quả. Trong trái cây chứa nhiều chất xơ, nếu ăn hoa quả như bình thường, dạ dày sẽ phân giải rồi chuyển vào ruột non và các chất dinh dưỡng trong hoa quả sẽ được hấp thụ dần. Ăn hoa quả bằng cách này sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Vì trái cây cũng chứa nhiều carbohydrate, nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều, nhưng vì trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích, nếu bệnh nhân hấp thụ một lượng thích hợp như một bữa ăn nhẹ thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu bệnh nhân tiểu đường muốn biết cách để ăn trái cây hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ 2
Nước ép trái cây và rau củ không có hiệu quả “thay thế cho trái cây và rau củ tươi” (ảnh: Internet)

Uống nước ép trái cây mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nếu nghĩ rằng nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và uống thường xuyên thì có thể dẫn đến tình trạng tăng cân. Một cuộc khảo sát của trường đại học Y tế công cộng Harvard với đối tượng tham gia là 187.382 người đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn trái cây ít đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm khoảng 10% ở những người ăn các loại trái cây như quả việt quất, nho, nho khô, táo, lê,…3 lần một tuần. Đặc biệt với những người ăn quả việt quất, nho, táo hơn hai lần một tuần, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 23% so với những người không ăn gì cả.

Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ 3
Uống nước ép trái cây mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Ngược lại, ở những người uống nước ép trái cây hàng ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 21%. Ngoài ra, nếu thay đổi ba trong số các loại nước ép trái cây uống trong một tuần bằng việc ăn trái cây thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 7%.

Kết quả khảo sát đối với nước ép rau củ cũng tương tự như nước ép trái cây và điều này đã cho thấy rằng ngay cả những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe được chế biến thành nước ép, hiệu quả đối với sức khỏe vẫn giảm.

“Nước ép trái cây” là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng cân

Những người không thể giảm cân dù đã thực hiện chế độ ăn kiêng không nên uống nước ép mà nên ăn nhiều rau củ và trái cây tươi sẽ tốt hơn. Trong nghiên cứu của Trung tâm y tế Virginia Mason ở Hoa Kỳ, người ta thấy rằng nếu tăng thêm một cốc (khoảng 180 mL) trong lượng nước ép trái cây nguyên chất 100% một ngày, trong 3 năm, cân nặng sẽ tăng 0.18 kg.

Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ 4
“Nước ép trái cây” là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của việc tăng cân (ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu thực hiện theo dõi và khảo sát 49.106 phụ nữ sau mãn kinh đã tham gia vào nghiên cứu đoàn hệ tương lai quy mô lớn “Sáng kiến ​​sức khỏe phụ nữ” trong ba năm. Brandon Auerbach của Trung tâm y tế Virginia Mason nói rằng: “Nếu uống nước ép trái cây có ít chất xơ, đường sẽ được đưa vào máu nhanh hơn, hiệu quả của insulin không tốt và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất”.

Ngược lại, có ý kiến ​​cho rằng ăn trái cây có hiệu quả giúp giảm cân. Người ta nói rằng nếu ăn trái cây mỗi ngày một lần thì có thể mong đợi giảm cân khoảng 0.45 kg trong 3 năm.

cta kiến thức tiểu đườngNghiên cứu khoa học đã chứng minh: Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

Không nên hấp thụ rau củ và trái cây dưới dạng nước ép

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Điều quan trọng là phải ăn cả trái cây và rau củ bao gồm cả lớp vỏ. Nên hiểu rõ rằng trong nước ép trái cây sẽ không có nhiều chất xơ”.

Đường trong nước ép có trong nước trái cây và rau củ là đường hoa quả (fructose), đây là loại đường rất dễ làm tăng chỉ số đường huyết trong thời gian ngắn. Mặt khác, khi ăn trái cây và rau củ như bình thường, lượng chất xơ hấp thụ sẽ phong phú hơn, tốc độ tiêu hóa và hấp thu chậm hơn và lượng đường trong máu tăng nhẹ hơn.

Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ 5
Không nên hấp thụ rau củ và trái cây dưới dạng nước ép (ảnh: Internet)

Nếu hấp thụ khoảng một nửa các loại rau màu xanh và vàng như cà rốt, rau bina, bông cải xanh và các loại rau một màu như bắp cải, rau diếp, hành tây,…kết hợp với các loại rau chứa nhiều chất xơ như rau dạng củ, rong biển và nấm thì có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ một cách đầy đủ, cân bằng.

Bệnh nhân tiểu đường không nên uống quá nhiều nước ép mà nên ăn hoa quả, rau củ một cách bình thường, nhai kỹ để cảm nhận hương vị nguyên bản, hãy tự kiểm soát bản thân khỏi những nguy hiểm từ bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết:Điều gì xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường uống nước ép trái cây và rau củ?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Những lợi ích sức khỏe của trà xanh Nhật Bản đang thu hút sự...
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Trên một nghiên cứu quy mô lớn của Trường Cao đẳng Y tế Công...
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Phần lớn mọi người luôn chú ý đến việc ăn rau củ nhưng thường...
Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết
Chúng ta thường có nhiều dịp phải uống các đồ uống có cồn hơn...
Chế độ ăn ít carbohydrate trong bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở người béo phì
Theo một nghiên cứu mới, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có...
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Nên sử dụng gạo lứt thay gạo thường do chỉ số đường huyết của...
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Uống đồ ngọt và calo cao tăng nguy cơ tiểu đường; có thể thay thế bằng cà phê, trà và sữa để giảm nguy cơ tiểu đường
Trái cây tốt hay xấu đối với bệnh tiểu đường?
Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết
Chế độ ăn ít carbohydrate trong bữa sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt ở người béo phì
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường